| Hotline: 0983.970.780

Đậu tương thối rữa vì chiến tranh thương mại

Thứ Sáu 23/11/2018 , 10:30 (GMT+7)

Những nông dân Mỹ đã hoàn tất thu hoạch hiện phải đối mặt với một vấn đề lớn. Họ sẽ phải cất giữ nông sản ở đâu khi chi phí kho ngày càng tăng và không thể bán cho Trung Quốc.

Với Richard Fontenot, nông dân bang Louisiana, và láng giềng của ông, đáp án cho câu hỏi trên khá đắt giá: để chúng thối rữa.

Mùa thu vừa qua, Fontenot cày xới khoảng hơn 400 hecta trên tổng diện tích gần 690 hecta trồng đậu tương của ông, bỏ cây thay vì thu hoạch số đậu trị giá hơn 300.000 USD này.

Đậu tương của Fontenot bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và càng kém chất lượng hơn khi “thu hoạch ướt”. Thông thường, dù sản phẩm có thế nào, ông vẫn có thể đưa đậu tương đến các hệ thống hút hạt lưu kho các nhà buôn quốc tế. Tuy nhiên, năm nay, họ không mua nhiều nông sản xấu.

“Không ai muốn mua”, Fontenot trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Reuters. Ông vừa nghe điện thoại vừa lái máy kéo qua lại cánh đồng, cày xới các cây đậu tương. “Tôi không biết phải làm thế nào”.

Trên khắp nước Mỹ, nhiều nông dân trồng hạt cũng giống như Fontenot. Họ cày xới, để mặc cây thối rữa hoặc chất đống ngoài ruộng với hy vọng giá bán sẽ tăng trong năm tới.

08-32-27_1
Thu hoạch đậu tương ở Luverne, bang North Dakota, Mỹ. (Ảnh: New York Times)

Đây là một trong những hệ quả từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khiến xuất khẩu giảm và những cơ sở lưu trữ không thể đáp ứng được bởi lượng hạt quá nhiều, họ nói.

Tại Lousiana, khoảng 15% cây hạt dầu bị vứt bỏ hoặc chất lượng quá kém để bán ra thị trường, theo số liệu từ Đại học Bang Lousiana. Nhiều khu vực ở bang Mississippi và Arkansas trong tình trạng tương tự.

Cây trồng bị chất thành đống, tuyết phủ phía trên, ở hai bang North Dakota và South Dakota. Ở Illinois và Indiana, nông dân chật vật tìm cách bảo vệ những bao đầy nông sản khỏi động vật.

Nông dân Mỹ năm nay trồng khoảng 36 triệu hecta đậu tương, nhiều thứ hai trong lịch sử, với kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc gia tăng sẽ mang lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn những cây khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại áp thuế 25% lên đậu tương Mỹ để đáp trả việc Washington áp thuế lên các sản phẩm của Bắc Kinh. Hệ quả, hoạt động xuất khẩu đậu tương từ Mỹ sang Trung Quốc, giá trị ước tính 12 tỷ USD trong năm 2017, chững lại. Trung Quốc thường mua khoảng 60% nguồn cung của Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã phải triển khai một chương trình hỗ trợ có quy mô tương đương, 12 tỷ USD, để giúp nông dân bù đắp thiệt hại do chiến tranh thương mại gây ra. Đến giữa tháng 11, khoảng 837,8 triệu USD đã được chi trả.

Một phần số tiền trên sẽ chuyển từ các nông dân sang công ty về hạt như Archer Daniels Midland (ADM) và Bunge. Họ đang tính phí cao hơn với nông dân trong việc lưu trữ nông sản do không gian kho có hạn. ADM và Bunge không bình luận về vấn đề này.

Tăng phí đã giúp cải thiện doanh thu tại cơ sở hút hạt lưu kho Andersons, giám đốc điều hành CEO Pat Bowe nói. “Người sử dụng kho để lưu trữ sẽ tốn thêm phí. Đó là cách cổ điển để kiếm tiền”.

Đây còn là thời gian bùng nổ doanh số đối với John Wierenga, chủ tịch hãng bán lẻ bao chứa nông sản Neeralta. Doanh số bán bao của họ đã tăng 30% so với năm ngoái.

“Nhu cầu rất lớn”, Wierenga nói. “Chúng tôi đang cháy hàng”.

Trong khi đó, nỗi khổ nông dân phải chịu ngày càng tăng. Những người ở miền trung Illinois có thể phải chi nhiều hơn 40% so với năm ngoái để lưu kho nông sản trong những tuần tới, nhà tham vấn nông nghiệp Matt Bennett nhận định.

Điều đó tương đương với khoảng 3 – 6 cent/bushel (1 bushel tương đương lượng nông sản có thể tích khoảng 35 lít), chi phí khá đáng kể với một loại nông sản đã được dự báo không mang lại nhiều thu nhập cho nông dân, theo Bennett.

Chi phí cũng biến động mạnh, phụ thuộc vào vị trí cơ sở hút lưu kho. Những cơ sở tại sông thường có phí cao hơn vùng sâu trong đất liền do họ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nhiều hơn. Tại một số cửa sông ở vùng trung tây Mỹ, nông dân phải trả 60 cent/bushel để lưu kho đậu tương cho đến cuối năm, gấp hơn 2 lần so với năm ngoái.

Cuộc chiến thương mại chỉ làm trầm trọng thêm những hạn chế về kho, vốn đã là vấn đề kéo dài suốt nhiều năm gần đây do tình trạng dư cung. Ngay trước vụ thu 2018, khoảng 20% số kho ở Mỹ đã chất đầy ngô, đậu tương và lúa mỳ của vụ trước, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Đây là con số cao nhất 12 năm.

Một số nhà buôn hạt còn tính thêm phí nếu nông dân chuyển đến đậu tương chất lượng kém, Russell Altom, nông dân trồng đậu tương, phó chủ tịch cấp cao mảng cho vay nông nghiệp của ngân hàng Relyance Bank, bang Arkansas, nói.

“Tôi chưa từng thấy điều gì tồi tệ đến vậy”, theo Altom. “Tôi biết đã có một số nông dân thuê luật sư để xem xét khả năng kiện về giá và phí”.

Eric Maupin, nông dân ở Newbert, bang Tennessee, nói ông đang phải đối mặt với cái gọi là “thuế biển” từ 60 cent đến 1,2 USD mỗi bushel trong khu vực, cao gấp 3 lần so với năm ngoái.

Một số nông dân chọn đưa thiết bị nông nghiệp khỏi nhà chứa để lấy chỗ bảo quản hạt. Sau khi chuyển gần 500.000 bushel ngô và đậu tương vào các tháp thường dùng, Terry Honselman nhận ra có thể tận dụng một nhà kho trên cánh đồng của họ ở Casey, bang Illinois. Nhà kho này thường chứa thiết bị nông nghiệp và túi hạt giống. Giờ đây, nó giúp Honselman bảo quản thêm 75.000 bushel ngô.

Giống như bao người khác, Honselman đang trông chờ vào một giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trước khi mùa xuân đến.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất