| Hotline: 0983.970.780

Day dứt tỷ lệ suy dinh dưỡng trong xây dựng nong thôn mới

Thứ Hai 09/07/2018 , 07:51 (GMT+7)

Chỉ trong thời gian ngắn, TP Hà Nội đã huy động nguồn lực khổng lồ lên tới vài chục ngàn tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới (NTM). Thành quả đạt được đã rõ nhưng vẫn còn những con số đáng để quan tâm...

Từ năm 2016 - 2017, TP Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận thêm 3 huyện Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức đạt chuẩn NTM, giúp cho Hà Nội có tổng cộng 4/18 huyện đạt (đạt 22,22%). Riêng tuyến cơ sở có 294 xã, chiếm 76,16% số xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, tính cả TP thì số xã đạt và cơ bản đạt bình quân 18,19 tiêu chí. Trước đà tiến rất nhanh đó, Hà Nội còn mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 thậm chí sớm hơn thế sẽ có 10 huyện, TX đạt chuẩn NTM.

16-33-49_dsc_0971
Bữa ăn ở một trường mẫu giáo ngoại thành

Tuy mặt bằng chung là thế nhưng địa bàn Thủ đô có tính đặc thù, có số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn với cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, sự phát triển của các địa phương rất không đồng đều nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không chỉ chênh lệch lớn so với khu vực nội thành mà còn chênh lệch lớn giữa nông thôn cận đô thị và nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.

Trước tiên khoảng cách đó thể hiện ở thu nhập. Một bộ phận không nhỏ nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu ổn định, kinh tế còn khó khăn. Như tại các huyện Ba Vì đạt 33 triệu đồng/người/năm, Ứng Hòa 32,3 triệu đồng/người/năm, Mỹ Đức 34,1 triệu đồng/người/năm, Phú Xuyên 35,8 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó bình quân khu vực nông thôn của TP là 38 triệu đồng/người/năm.

Một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao như Ba Vì (4,80%), Mỹ Đức (4,24%), Chương Mỹ (3,65%), Sơn Tây (3,17%), Phú Xuyên và Ứng Hòa (3,07%). Trong khi đó bình quân khu vực nông thôn của TP chỉ là 2,57%.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn (kể cả nước sạch) đầu tư còn chưa đồng đều giữa các địa phương và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn khó khăn, nhất là ở vùng xa trung tâm; công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Mới có 49,4% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (chưa đạt kế hoạch đề ra năm 2017 là 61,5%, năm 2018 là 74,5%). Một số huyện có tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế còn quá thấp như Ứng Hòa (29,5%), Chương Mỹ (33%), Mỹ Đức (31,5%)… Việc đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là nông dân ở những nơi bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Tuy chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở các địa phương được đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân nhưng một số chỉ tiêu còn khó khăn. Cụ thể như chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi với TP là dưới 13,9%, trong khi của Trung ương là <=20%. Không có gì ngạc nhiên khi các huyện khó khăn nhất về kinh tế là những huyện có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng nhất.

Trong quá trình xây dựng NTM, nhiều xã than rằng rất khó mà đạt được chỉ tiêu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống. Theo thống kê gần đây, hiện nay, toàn TP mới có 60/386 xã đạt tiêu chí tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 13,9%. Một số huyện có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao như Ba Vì, Ứng Hòa… có những xã còn tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 17 - 25%.

Số liệu thống kê về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là do ngành y tế tổng hợp nhưng thực hiện xây dựng NTM lại là của ngành nông nghiệp là chính. Bởi vậy cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo xây dựng NTM Hà Nội với ngành y tế để có các giải pháp cụ thể thì mới mong giảm được tỷ lệ trẻ em duy dinh dưỡng trên.

Nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, công tác đấu giá đất ở một số địa phương vẫn còn gặp khó khăn, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm