| Hotline: 0983.970.780

“Đây là loài sâu có sức tàn phá ghê gớm”

Thứ Tư 07/04/2010 , 14:28 (GMT+7)

Xung quanh việc điều tra tung tích của loài “sâu lạ” hại cà phê tại Gia Lai, bà Phạm Thị Vượng – Phó Viện trưởng Viện BVTV khẳng định đây là loài sâu có sức tàn phá ghê gớm.

Xung quanh việc điều tra tung tích của loài “sâu lạ” hại cà phê tại Gia Lai, bà Phạm Thị Vượng – Phó Viện trưởng Viện BVTV khẳng định đây là loài sâu có sức tàn phá ghê gớm.

Bà Vượng cho biết ngay sau khi nhận được báo cáo của Chi cục BVTV Gia Lai về việc xuất hiện loài sâu lạ hại cà phê, Viện BVTV đã cử 2 cán bộ trực tiếp vào Gia Lai điều tra xác minh loài sâu này. Sau khi nhận được mẫu từ Gia Lai gửi về, Viện BVTV đã phải nhờ tới các chuyên gia BVTV đến từ Hung-ga-ri đang công tác tại Viện để xác định và phân loại loài “sâu lạ”. Theo xác định ban đầu của chuyên gia Hung-ga-ri thì loài đây là một loại côn trùng thuộc bộ Cánh vảy (tên khoa học là Leptidoptera) – họ Sphingidae – giống Hemaris. Tuy nhiên, các chuyên gia này hiện vẫn chưa thể xác định được loại sâu này thuộc loài nào của giống Hemaris.

Theo bà Vượng, các loại sâu thuộc họ Sphingidae rất hiếm xuất hiện tại Việt Nam và nó rất ít được các nhà nghiên cứu côn trùng ở nước ta quan tâm. Vì vậy, sự xuất hiện của loại sâu này có thể coi là một hiện tượng lạ, và có thể xem là một loài sâu mới ở Việt Nam. Vậy loài sâu lạ sinh ra và xuất hiện từ đâu trước khi lây lan trên diện rộng để hại cà phê tại Gia Lai? Bà Vượng lí giải: Các loài sâu tồn tại trong tự nhiên là rất đa dạng. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu bình thường, một số loài không thể phát triển. Tuy nhiên khi điều kiện khí hậu và thời tiết thay đổi theo hướng thuận lợi thì rất có thể chúng sẽ có cơ hội phát triển bùng lên. Vì vậy có thể điều kiện thời tiết đặc biệt của năm nay đã dẫn tới sự xuất hiện của loài sâu lạ hại cà phê.

Ông Bùi Sỹ Doanh (ảnh) - Phó Cục trưởng phụ trách Cục BVTV: 

“Tôi chỉ mới nghe báo cáo sơ qua của Chi cục BVTV Gia Lai về dịch sâu hại cà phê ở trong đó. Thông tin ban đầu được biết loại sâu này lan từ trên rừng xuống các vườn cà phê. Nhưng người dân không nên quá hoang mang mà nên chờ các nhà khoa học vào cuộc xác minh xem đó là sâu gì”.

Thông tin ban đầu từ các cán bộ của Viện BVTV tại Gia Lai cho biết thêm, họ đã bắt loại sâu cho vào lồng thí nghiệm để chúng ăn lá cà phê, và kết quả cho thấy chúng có sức tàn phá ghê gớm. Cụ thể: một con sâu ở thời kỳ sung sức có khả năng ngốn hết từ 3-4 lá cà phê lớn/ngày. Điều này giải thích vì sao với mật độ sâu trung bình tại các vườn cà phê ở Gia Lai khoảng 30 con/cây, chúng có khả năng “vặt trụi” lá nhiều cây cà phê lớn trong một thời gian ngắn. Điều tra của các cán bộ BVTV cũng cho biết mật độ sâu là rất lớn, có nơi lên tới 70 con/cây.

Bà Vượng cũng lo ngại: “Chúng tôi chưa nghiên cứu rõ vòng đời của loại sâu. Nhưng như báo cáo tình hình diễn biến dịch tại Gia Lai thì có thể khẳng định sâu có tốc độ sinh sản rất nhanh. Vì vậy ngay lập tức, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu kỹ nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất”.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.