| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất

Thứ Ba 18/11/2014 , 10:12 (GMT+7)

So với các quốc gia khác, cơ giới hóa nông nghiệp ở Việt Nam chỉ mới bằng khoảng 1/3 Thái Lan; 1/4 Hàn Quốc và 1/6 Trung Quốc. 

Hơn 10 năm qua, cơ giới hóa (CGH) nông nghiệp phát triển nhanh, góp phần giải quyết khâu lao động nặng nhọc, bảo đảm tính thời vụ, tăng năng suất lao động và giảm tổn thất sau thu hoạch. Tuy nhiên, CGH vẫn chưa đáp ứng nhu cầu...

Tại TP Châu Đốc (An Giang), Trung tâm KN Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT An Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Đẩy mạnh cơ giới hóa trong SXNN”.

Chỉ tính riêng tại ĐBSCL, vùng SXNN có tỷ lệ cơ giới hóa cao nhất nước, khâu làm đất đạt 90%; khâu thu hoạch đạt khoảng 80%, các khâu như gieo sạ, cấy, làm cỏ và phun thuốc mức độ CGH rất thấp, lao động thủ công vẫn là chủ yếu.

So với các quốc gia khác, CGH nông nghiệp ở Việt Nam chỉ mới bằng khoảng 1/3 Thái Lan; 1/4 Hàn Quốc và 1/6 Trung Quốc. Trong đó, máy móc thiết bị chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản; máy móc nội địa thiếu và yếu, thậm chí phải nhập máy đã qua sử dụng.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức về tầm quan trọng của CGH còn nhiều bất cập; ngành nông nghiệp chưa đề xuất được những định hướng, chủ trương, chính sách mang tính chiến lược để phát triển cơ khí nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch theo hướng căn cơ, toàn diện.

Hiệu quả SXNN còn thấp, rủi ro cao nên chưa khuyến khích được các DN đầu tư vào lĩnh vực này; các giải pháp còn mang tính tình thế, chắp vá... Trong khi đó, nhiều quốc gia trong khu vực đã hiện đại hóa ngành nông nghiệp khá nhanh và toàn diện.

Đến nay, tỉnh An Giang có khoảng 1.700 máy gặt lúa các loại, trong đó trên 1.300 máy gặt đập liên hợp, đảm bảo diện tích lúa được thu hoạch bằng cơ giới đạt trên 45% diện tích. Riêng khâu làm đất và tưới tiêu đã đạt trên 95%, sạ hàng đạt 48%.

Ngoài ra, lò sấy cũng được nông dân trang bị ngày càng nhiều và công suất ngày càng cao. Hiện tại toàn tỉnh có trên 2.420 lò sấy các loại, có khả năng sấy trên 74% sản lượng lúa của cả tỉnh, góp phần rất lớn trong việc tăng chất lượng hạt gạo, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trên thị trường xuất khẩu.

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KN Quốc gia cho biết: "CGH ở nước ta đang phát triển rất tích cực. Đây là tiền đề, nền tảng để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN-NT. Đến nay, nguồn động lực máy thiết bị sử dụng trong nông nghiệp đạt khoảng 46 triệu mã lực. Trong đó sử dụng canh tác trên đồng ruộng, trên đất lâm nghiệp đạt 9,8 triệu mã lực".

Sở dĩ An Giang có tỷ lệ CGH cao là do những năm gần đây Chính phủ và tỉnh này có đã nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay mua trang bị máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ SXNN.

Việc ứng dụng CGH vào đồng ruộng hằng năm góp phần giảm chi phí từ 700.000 - 800.000 đồng/ha so với thu hoạch bằng thủ công, làm lợi cho nông dân của An Giang gần 113 tỷ đồng, khắc phục đáng kể tình trạng thiếu lao động vào chính vụ thu hoạch.

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND An Giang cho rằng, thời gian qua, nhờ ứng dụng hiệu quả CGH vào đồng ruộng, với diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh trên 640.000 ha, sản lượng lúa đạt trên 4 triệu tấn.

Thực tế cho thấy, hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, máy móc đã giúp nông dân giảm chi phí SX, tăng năng suất, thêm sản lượng nhờ giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng thu nhập cho nông dân.

Nếu dùng máy GĐLH thì chi phí giảm trên 400.000 đồng/ha so với cắt tay và đập máy, đồng thời tỷ lệ hao hụt giảm 2 - 3% so với phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn. Qua đó hàng năm đã tiết kiệm được từ 1.600 - 2.000 tỷ đồng và giảm thất thoát 500.000 - 700.000 tấn nông sản.

Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT đưa ra, đến năm 2020, mức độ CGH khâu làm đất bình quân cả nước đạt trên 90%, riêng ở đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL đạt 100%; khâu gieo cấy 70%; chăm sóc 70 - 80%; thu hoạch lúa bằng máy đạt 70%, riêng ĐBSCL 90%.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại máy sấy, phù hợp với quy mô, trình độ SX, đảm bảo từ năm 2015 trở đi năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 12 triệu tấn/năm; chuyển giao các mẫu hình kho bảo quản lúa, bắp quy mô thích hợp. 

CGH các khâu đạt 80% với 20% được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất