| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh sản xuất vụ đông

Thứ Tư 22/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Cục Trồng trọt vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, TP phía Bắc về việc tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa mùa muộn và đẩy mạnh SX cây vụ đông 2014. 

Đến ngày 20/10, diện tích lúa mùa muộn chưa thu hoạch còn khoảng 50.000 ha, diện tích gieo trồng cây vụ đông được khoảng 290.000 ha, đạt 65% kế hoạch. Đề nghị các địa phương kịp thời chỉ đạo một số nội dung sau:

1. Có phương án tối ưu để phòng trừ sâu bệnh và chuột hại cuối vụ trên diện tích lúa mùa muộn chưa thu hoạch (chủ yếu các giống đặc sản, giống địa phương có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn). Với diện tích lúa đã chín, tập trung thu hoạch nhanh, gọn, giải phóng đất và cày lật đất sớm, gieo trồng cây vụ đông ưa lạnh nhóm rau ăn lá ngắn ngày hoặc để ải.

2. Hướng dẫn nông dân tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tập trung chăm sóc các loại rau màu vụ đông nhóm cây ưa ấm, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa, kết trái khi nền nhiệt còn cao, đảm bảo năng suất, sản lượng và hiệu quả.

3. Tận dụng tối đa điều kiện đất đai, nhân lực, đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ đông ưa lạnh. Để đảm bảo kế hoạch diện tích đề ra, các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích nhóm cây ưa lạnh, đặc biệt ưu tiên mở rộng diện tích các loại rau ăn củ, ăn quả có hợp đồng tiêu thụ, đầu ra ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao; đối với các loại rau ăn lá, hướng dẫn trồng gối, trồng rải vụ để tránh hiện tượng ế thừa lúc chính vụ làm giảm hiệu quả kinh tế.

Riêng đối với cây khoai tây thời vụ trồng bắt đầu còn kéo dài đến cuối tháng 11, khoai tây vụ xuân đến cuối tháng 12, vì vậy các địa phương có thể điều chỉnh theo hướng tăng diện tích, nhất là khoai tây chất lượng, phục vụ chế biến, có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, cần cân đối các nguồn giống và có kế hoạch nhập khẩu đủ lượng giống phục vụ nhu cầu SX. Tăng cường kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng giống khoai tây, đặc biệt khoai tây có nguồn gốc Trung Quốc.

4. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, TP ban hành các chính sách mới khuyến khích phát triển vụ đông của địa phương, nhất là trong điều kiện đặc thù của vụ đông năm nay.

5. Thực hiện tốt các chính sách của địa phương để thúc đẩy SX rau an toàn theo VietGAP, GAP cơ bản, kết hợp SX rau an toàn (RAT) cả trong nhà màn, nhà lưới và ngoài đồng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ RAT để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá ổn định, tăng hiệu quả kinh tế cho vùng RAT và khuyến cáo mở rộng diện tích.

6. Tăng cường công tác đào tạo huấn luyện kỹ thuật gieo cấy các cây ưa lạnh, làm đất tối thiểu, không làm đất với khoai tây; theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thị trường vật tư nông nghiệp, cung ứng giống, phân bón, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.

8. Chuẩn bị sớm đề án SX vụ xuân 2015 theo tinh thần hội nghị tái cấu trúc ngành trồng trọt, thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện để ban hành kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo của các địa phương.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm