| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh tạm trữ lúa gạo trong nông hộ

Thứ Hai 12/11/2012 , 10:08 (GMT+7)

Tại TP Cao Lãnh - Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết điều tra nông hộ tạm trữ lúa gạo ở 4 tỉnh khu vực ĐBSCL.

Tại TP Cao Lãnh - Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết điều tra nông hộ tạm trữ lúa gạo ở 4 tỉnh khu vực ĐBSCL. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chủ trì, cùng với sự tham gia của Cục Trồng trọt, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Viện lúa ĐBSCL và lãnh đạo các Sở NN- PTNT các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.

Trong những năm qua, nông dân trồng lúa, đặc biệt ở các tỉnh khu vực ĐBSCL SX lãi không cao vì thường phải bán lúa tại ruộng ngay sau khi thu hoạch, ngay cả khi thị trường lúa gạo xuống thấp, do không có nơi cất giữ.

 Chính vì vậy, để đảm bảo nông dân SX đạt hiệu quả cao, có lãi từ 30% trở lên, vừa qua, Chính phủ đã giao cho Bộ NN-PTNT hoàn thành xây dựng hệ thống kho tạm trữ với sức chứa 4 triệu tấn vào năm 2013, trong đó có hệ thống tạm trữ lúa của nông hộ.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Viện lúa ĐBSCL thực hiện đề tài "Nghiên cứu khả năng tạm trữ và đề xuất giải pháp phát triển tạm trữ lúa cho nông hộ ở vùng ĐBSCL". Điều tra mang tính chất điểm và diện, được triển khai ở 4 tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang và Trà Vinh với số lượng 1.600 hộ nông dân. Kết quả thu được từ cuộc điều tra cho thấy, vẫn còn quá nhiều khó khăn để đưa chủ trương này vào thực tế.

Báo cáo kết quả cuộc điều tra, do TS Đoàn Mạnh Tường, Phó giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ nông nghiệp (Viện lúa ĐBSCL) trình bày tại hội nghị cho biết, khó khăn trở ngại lớn nhất trong việc tạm trữ ở nông hộ hiện nay là nông dân chuộng bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch vì nhiều lý do khác nhau như: Chi phí tạm trữ cao hơn so với bán lúa tươi; bán ngay để có tiền trang trải nợ nần; không có chỗ tạm trữ… Hiện có đến 97,2% số hộ bán ngay...

Ông Hồ Quang Cua, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Tỷ lệ cơ giới hóa chung ở khu vực chỉ khoảng 70%. Phương pháp làm khô trong vụ HT chủ yếu lò sấy. Đề nghị tạm trữ nên dành cho Nhà nước, không nên để người nông dân tạm trữ vì đầu tư lớn, dân không có vốn.

Còn ông Phạm Nhật Ái, GĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long thì cho rằng: Thời gian tạm trữ của dân rất ngắn. Ngành tiêu thụ lúa gạo nên định hướng cho dân nên trữ bao lâu bán mới có lời. Còn lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng, dân bán lúa tại ruộng qua thương lái chiếm tới 99%. Nông dân sản xuất với diện tích nhỏ phải bán ngay, vì thiếu tiền, rồi sợ trữ lại sẽ không có lãi. Nhà nước nên khuyến khích những hộ, DN có điều kiện thì tạm trữ và nếu tạm trữ được thời gian nên từ 10 tháng trở lên.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết: Giá lúa những năm qua thấp, bị ép giá, chưa bảo đảm người trồng lúa lãi tối thiểu 30%, chính sách hỗ trợ chưa tới tay người nông dân. Chính phủ cho phép chủ trương nông hộ tạm trữ lúa gạo, tuy nhiên còn gặp khó khăn.

Hiện nay, Chính phủ cho phép chỉ có lúa gạo (trong các loại nông sản) được tạm trữ, khi giá xuống nông dân không bị thua thiệt. Nên khuyến khích các thành phần nông dân và DN nếu có điều kiện nên tạm trữ. Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ cho DN và nông hộ vay vốn xây kho tạm trữ lúa gạo. Điều này đang bức thiết hơn bao giờ hết. (Thứ trưởng Bùi Bá Bổng).

Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát, nếu được Nhà nước hỗ trợ vốn, lãi suất..., thì số hộ trả lời có tạm trữ là 67,6% số hộ được điều tra ở 4 tỉnh này. Theo ông, nên mạnh dạn cho nông dân tạm trữ lúa gạo, dù chỉ 15 ngày, hiệu quả SX cũng sẽ tăng lên.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho rằng: Dân tạm trữ được thì nên ưu tiên dành cho dân. Việc tạm trữ có khi lời khi lỗ phải chấp nhận... Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp than rằng: Bộ NN-PTNT cho Đồng Tháp xây 500.000 tấn kho. Song trên thưc tế, DN vay vốn xây kho đang gặp nhiều khó khăn, phải có tài sản thế chấp và vốn đối ứng. Đề nghị Nhà nước nên có chính sách thông thoáng hơn. Việc xây kho nông hộ, phải xem xét hộ đó có đủ điều kiện không, nên hỗ trợ cho những hộ SX lớn từ 15-20 tấn lúa/vụ trở lên...

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định: Ngành lúa gạo VN luôn tạo ra nhiều kỳ tích, đứng đầu thế giới về XK gạo nhưng nông dân lại thu nhập thấp, điều này liên quan nhiều tới việc tạm trữ. Lúc nào Việt Nam cũng có quỹ dự trữ gạo Quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực. Ngược lại, là nước XK gạo lớn nhất nhưng lượng tồn trữ gạo lại không có.

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024

Ngày 20/4, Công ty CP Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức 'Lễ hội Kem Thủy Tạ 2024' tại Nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.