| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn

Thứ Ba 04/08/2015 , 09:47 (GMT+7)

Thực hiện Chương trình MTQG về Nước sạch và VSMTNT, những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã tích cực đầu tư và xã hội hóa xây dựng nhiều công trình cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn.

Trong những năm qua, trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình đã xây dựng được 105 công trình cấp nước tập trung, 7 công trình đang xây dựng dở dang và hàng nghìn công trình nhỏ lẻ khác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.

Qua đó nâng tỷ lệ số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 91%, trong đó 53,5% số dân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn nổi lên một số tồn tại, hạn chế. Ông Tống Xuân Toán, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình, cho biết trong số 105 công trình được Nhà nước đầu tư hiện chỉ có 82 công trình đang hoạt động; 20 công trình dừng hoạt động, trong đó 4 công trình tạm dừng để nối mạng, 16 công trình hư hỏng và 3 công trình đang chuẩn bị khánh thành.

Hiện nay, Ninh Bình đang có 5 mô hình quản lý bao gồm UBND xã, DN, HTX, tư nhân, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT. Giá bán nước thì chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị, có nơi trên 6 nghìn đồng/m3, có nơi 4 nghìn đồng/m3.

 Mặc dù, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giá nước sinh hoạt từ 4.700 - 5.900 đồng/m3 đối với hộ sinh hoạt, 8.500 đồng/m3 đối với hộ hoạt động SX và 11.500đồng/m3 đối với hộ kinh doanh dịch vụ.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý và công nhân vận hành tại các trạm cấp nước phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu do chưa qua đào tạo; chế độ lương, phụ cấp cho công nhân còn thấp, chưa ổn định, có trạm không có lương mà chỉ có phụ cấp cho công nhân hằng tháng.

Công tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, do vậy một bộ phận người sử dụng nước chưa ý thức được tầm quan trọng của nước sạch, còn lãng phí nước, lấy nước không qua đồng hồ hoặc không có trách nhiệm bảo vệ công trình cấp nước.

Công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến công trình xuống cấp nhanh chóng; tỷ lệ thất thoát nước cao, có trạm lên đến 30%, cá biệt có nơi lên đến trên 50%; chất lượng nước nhiều nơi chưa ổn định.

"Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các công trình nước sạch tại Ninh Bình", ông Toán nhấn mạnh.

Đứng trước thực trạng đó, việc xã hội hóa đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung ở Ninh Bình là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt phương án tổng thể việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.

Theo đó, giao 30 công trình cho Cty CP Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình, 24 công trình cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Ninh Bình quản lý, khai thác và sử dụng, còn 54 công trình giao cho các xã quản lý và thực hiện xã hội hóa.

Với những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh Ninh Bình cùng với sự nỗ lực và cố gắng của các đơn vị, DN, nhà đầu tư, hy vọng rằng tỉnh Ninh Bình sẽ thực hiện thành công chương trình xã hội hóa cung cấp nước sạch đến người dân các vùng nông thôn, để 100% nhân dân có thể sử dụng nước sạch trong thời gian tới.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm