| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh xã hội hóa SX lúa giống

Thứ Năm 12/04/2012 , 10:43 (GMT+7)

Năm 2012, tỉnh An Giang sẽ bứt phá mạnh trong lĩnh vực NN- PTNT, đẩy mạnh ứng dụng TBKT vào SX; đặc biệt là xã hội hóa SX lúa giống, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ TTKN An Giang

Năm 2012, tỉnh An Giang sẽ bứt phá mạnh trong lĩnh vực NN- PTNT, đẩy mạnh ứng dụng TBKT vào SX; đặc biệt là xã hội hóa SX lúa giống, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

 

NNVN có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Hiệp Thành (ảnh), GĐ TTKN An Giang xung quanh vấn đề này.

Khắc phục giải ngân chậm

Xin ông cho biết hoạt động nổi bật của khuyến nông An Giang trong quý I?

Nổi bật nhất trong công tác khuyến nông là chương trình xã hội hóa công tác SX lúa giống, đây cũng là chương trình lồng ghép vào xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trong vụ ĐX này toàn tỉnh SX trên 7.400 ha lúa giống, đảm bảo đủ và dư cho nhu cầu giống trong tỉnh. Nhờ vậy bà con mua được giống rẻ hơn, nông dân biết được giống nào phù hợp trên vùng đất đang canh tác.

Riêng các tổ SX giống cho thu nhập cao hơn so với SX lúa thịt từ 30- 35 triệu đồng/ha. Có tổ giống còn đứng ra SX cho các Cty, vì vậy mỗi năm An Giang SX được trên 75.000 tấn lúa giống chất lượng cung cấp cho thị trường. Hiện nay, chúng tôi không những đảm bảo cung cấp đủ lượng giống trong tỉnh mà còn cho các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ và XK sang Campuchia.

Nổi bật thứ hai, khuyến nông An Giang còn cung cấp giá cả thị trường hàng ngày nhằm đảm bảo thông tin chuẩn trên Cổng thông tin điện tử của ngành, giúp bà con nông dân cập nhật giá cả nông sản kịp thời. Có thể nói hai mặt công tác xã hội hóa giống lúa và thông tin giá cả thị trường là vấn đề nổi bật nhất TTKN An Giang thực hiện trong quý I/2012.

Thưa ông, trung tâm có gặp khó khăn gì trong việc thực hiện kế hoạch?

Kinh phí hoạt động đưa về cho TTKN có hơi chậm hơn so với mọi năm. Bên trồng trọt cần kinh phí kịp thời để tổ chức lớp tập huấn cho bà con nông dân. Nhưng chúng tôi cũng có thể khắc phục được bằng cánh thực hiện các mô hình tập huấn trước rồi thanh toán sau, cách này được sự thỏa thuận của các đại lý bán vật tư nông nghiệp và nông dân.

Kinh phí hoạt động trong năm có giới hạn, thành ra vấn đề triển khai mô hình, trình diễn cũng có giới hạn. Chính vì vậy các huyện thị, theo yêu cầu SX mùa vụ, họ có nguồn kinh phí đối ứng riêng của địa phương. Chương trình khuyến nông của huyện sẽ ứng trước số tiền phục vụ hoạt động nên cũng khắc phục được.

Một số mô hình, chúng tôi cũng triển khai việc đối ứng nguồn kinh phí riêng để thực hiện trước, giúp hoạt động khuyến nông không bị dừng lại mà ngày càng tốt hơn.

Về mặt thuận lợi, tỉnh cho thành lập khuyến nông viên cơ sở ở các địa phương SX nông nghiệp. Hiện nay chúng tôi đang lên kế hoạch dự trù kinh phí nhằm đưa xuống để hệ thống KNVCS hoạt động thuận lợi.

Hiệu quả cà phê khuyến nông

Mô hình quán cà phê khuyến nông mang lại lợi ích gì cho bà con nông dân?

Hiện nay, ở khắp các huyện thị đều có quán cà phê khuyến nông phục vụ cho nông dân rất đắc lực và mang lại hiệu quả cao. Đến nay trong tỉnh có 21 quán cà phê khuyến nông đang hoạt động rất hiệu quả, chẳng hạn như ở huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Tân Châu, Châu Phú…

Đây là mô hình thiết thực, đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân. Mỗi buổi sáng nông dân đến quán uống cà phê có thể kham khảo sách báo và tài liệu KHKT trong SX lúa, vật nuôi; thậm chí thảo luận trên một vấn đề nào đó để cùng nhau SX. Cà phê khuyến nông cũng là nơi bà con tiếp cận những cái mới về tiến bộ KHKT trong nông nghiệp.

Đặc biệt, mô hình quán cà phê khuyến nông cũng thuận lợi cho các DN nông nghiệp khi họ đăng ký làm điểm tổ chức hội thảo, hội nghị; phát huy tác dụng rất tốt. Tại quán cà phê khuyến nông có trang bị bộ máy vi tính, nông dân có thể cập nhật thông tin trên internet, tham khảo trên mạng các tài liệu về KHKT và xem thông tin giá cả nông sản mỗi ngày. Nhìn chung nông dân hết sức phấn khởi.

Nhờ có lực lượng KNVCS, chúng tôi sẽ bám sát hoạt động SX tại địa phương. KNVCS có thể vừa quản lý quán cà phê vừa trả lời những giải đáp thắc mắc của bà con nông dân. Họ vừa uống cà phê, vừa được tiếp cận nhiều tài liệu mới về chuyển giao KHKT.

Năm 2012 TTKN An Giang sẽ phát triển thêm 10 quán cà phê khuyến nông ở các huyện, thị còn lại. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với nhiều dự án của tỉnh phát tờ rơi, đưa tài liệu tuyên tuyền, tổ chức tập huấn mô hình. Đây cũng là chương trình cũng hỗ trợ nông dân giống như quán cà phê khuyến nông.

Hiện nay 2 câu lạc bộ KNVCS thí điểm được tỉnh trang bị tài liệu, tủ sách hướng dẫn KHKT tại xã Vịnh Trạch (Thoại Sơn) và Châu Lăng (Tri Tôn), duy trì rất tốt.

Việc chuyển đổi cây trồng trong điều kiện SX 3 vụ lúa ở An Giang như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi khuyến cáo bà con SX cây màu trên đất lúa đối với những vùng SX 3 vụ. Đặc biệt là trồng cây mè, vì loại cây này có thị trường tiêu thụ ổn định qua nhiều năm; năng suất cao, đầu tư thấp, tăng lợi nhuận.

Ngoài ra chúng tôi cũng khuyến khích chuyển đổi cây trồng “2 lúa 1 màu” như trồng các giống họ đậu, để thay đổi vòng quay của đất, giảm sâu bệnh, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên chúng tôi khuyến cáo bà con trồng cây đậu phộng, vì thổ nhưỡng nơi đây thích hợp đối với loại cây này.

Còn ở huyện An Phú có bãi cát bồi cũng có thể mở rộng trồng cây đậu phộng. Có thể nói rằng cây mè, đậu phộng, đậu xanh…giá cả biến động trên thị trường cũng ít hơn so với các loại cây trồng khác. Ngoài ra ở huyện An Phú cũng đang phát triển vùng bắp lai rất lớn mang lại hiệu quả cao. 

Khuyến nông viên chuyển giao kỹ thuật trồng bắp

Đối với vật nuôi, hướng phát triển ra sao, thưa ông?

Chúng tôi đang triển khai dự án gia cầm an toàn sinh học, bởi  An Giang khác với các tỉnh ĐBSCL là chỉ phát triển mạnh loài thủy cầm (chủ yếu là vịt), nuôi theo hướng ATSH, giảm ô nhiễm môi trường bên ngoài; đảm bảo sức khỏe cho con người.

Trong nuôi trồng thủy sản cũng khuyến cáo bà con nông dân tận dụng thời gian có thể nuôi lươn, ếch, cá lóc, cá rô. Đặc biệt, An Giang là tỉnh nổi tiếng về ngành nghề nuôi cá tra, basa lồng bè, Chúng tôi cũng đang khuyến cáo bà con chuyển đổi nuôi theo tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP nâng chất lượng tốt đạt theo yêu cầu xuất khẩu. Đây là mặt hàng chủ lực XK cá tra của tỉnh.

An Giang là tỉnh có hệ thống lò sấy nhiều nhất ở ĐBSCL, ông có thể cho biết sự phát triển hệ thống này?

"Hàng năm chúng tôi còn trình diễn hàng ngàn mô hình chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt và cả cơ giới hóa nông nghiệp thu hút đông đảo bà con nông dân đến tham quan học tập. Bên cạnh đó, chúng tôi liên kết với Viện lúa ĐBSCL và Trường ĐH Cần Thơ thực hiện một số dự án khuyến nông, có sự tham gia của TTKN Quốc gia", ông Thành cho biết.

Vừa qua Bộ NN- PTNT tổ chức hội nghị tổng kết về thực trạng và giải pháp sấy lúa ở ĐBSCL tổ chức tại Viện lúa ĐBSCL. Trong đó An Giang là tỉnh được Bộ NN- PTNT khen có số lượng lò sấy lúa nhiều nhất ĐBSCL, lên tới 2.327 máy. Đã sấy được 903.000/1,3 triệu tấn lúa, có thể đáp ứng nhu cầu từ 70- 80% lượng lúa trong tỉnh, đặc biệt trong vụ HT. Hiện nay loại máy sấy vỉ ngang được cải tiến từ 30- 45 tấn/mẻ sấy, chất lượng sấy được thừa nhận tốt hơn phơi.

Lúa sấy bằng máy không chỉ giảm tổn thất mà còn giữ được chất lượng hạt gạo. Vì vậy, nông dân bán lúa tươi tại ruộng rất nhiều. Nông nghiệp An Giang đang đi theo hướng chuỗi SX của từng giai đoạn, không còn cảnh người dân SX hạt lúa đến khâu thu hoạch phải phụ thuộc vào thời tiết, không đảm bảo chất lượng gạo XK.

 An Giang đang đẩy mạnh phát triển hệ thống lò sấy, sẽ có cơ chế cho đơn vị SX và tiêu thụ sản phẩm lò sấy, đơn vị làm dịch vụ sấy, lau bóng gạo XK... Tỉnh cũng đang hỗ trợ vốn với lãi suất thấp cho nông dân và DN trong việc trang bị lò sấy lúa, để đến năm 2015 lò sấy có thể đáp ứng 100% lượng lúa của tỉnh.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.