| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề gắn với quy hoạch sản xuất

Thứ Hai 02/04/2012 , 10:29 (GMT+7)

hóa. Lao động sau đào tạo SX nhỏ lẻ, manh mún, không biết bấu víu vào đâu, tự sản tự tiêu nên nghề đi vào ngõ cụt.

Mô hình trồng hoa công nghệ cao tại xã Thụy Hương (Chương Mỹ- Hà Nội)

Khi triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (LĐNT) nhiều địa phương chỉ chú ý đến nghề  có thị trường tiêu thụ tốt, chưa gắn với quy hoạch vùng SX hàng hóa. Lao động sau đào tạo SX nhỏ lẻ, manh mún, không biết bấu víu vào đâu, tự sản tự tiêu nên nghề đi vào ngõ cụt.

Đa dạng nghề đào tạo

Tính đến hết năm 2011, cả nước có hơn 100.000 LĐNT được học gần 200 nghề thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ với các mô hình quản lý khác nhau. Trong số 63 tỉnh, thành phố có 41 địa phương thực hiện mô hình dạy nghề trồng trọt, đào tạo 26.000 người thuộc 47 nghề cho các nhóm cây công nghiệp (thuốc lá, chè, cao su, mía,…), cây lương thực, các loại rau, hoa quả, cây cảnh…

38 địa phương thực hiện mô hình dạy nghề chăn nuôi, đào tạo 12.600 người với 37 nghề gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, nuôi ong. 30 địa phương thực hiện mô hình dạy nghề TTCN cho 22.700 người với 50 nghề (móc sợi, dệt, gốm, mây tre đan…). 33 tỉnh, thành phố thực hiện mô hình dạy nghề công nghiệp- xây dựng- dịch vụ cho 27.200 người với 57 nghề (công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch, dịch vụ...).

Với các nghề nông nghiệp, đối tượng học là LĐNT đang SX từng loại cây trồng, vật nuôi hoặc có nhu cầu SX cây, con mới, hiệu quả hơn. Chương trình, tài liệu dạy nghề do cơ sở đào tạo biên soạn phù hợp với việc dạy nghề cho từng loại cây, con.

Người dạy là cán bộ kỹ thuật của các DN, các chuyên gia, nhà khoa học của viện nghiên cứu, giáo viên dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, các cơ sở đào tạo khác... Một số vùng chăn nuôi tập trung, DN đang SX-KD sản phẩm liên quan tới vật nuôi đã trực tiếp giảng dạy. Thời gian học theo chu kỳ sinh trưởng của cây, con và thực hành tại nơi SX.

Kết quả học nghề được đánh giá thông qua sản phẩm vật nuôi, cây trồng... Người học đã tiếp thu được kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hành nghề trồng trọt, chăn nuôi. Sau đào tạo, lao động đã vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào SX, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí SX.

Cần gắn với quy hoạch vùng

Ông Hà Minh Phương, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh- sinh viên (Tổng cục Dạy nghề- Bộ LĐ-TB&XH) dẫn chứng: “Đối với nghề trồng thuốc lá ở Cao Bằng, sản lượng đã SX tăng 15- 20%, tỷ trọng sản phẩm đạt loại 1 tăng 10%, thu nhập của người lao động tăng 1,5- 2 lần. Với nghề trồng sắn ở Quảng Trị, năng suất tăng 1,5 lần, đạt 17- 18 tấn/ha, thu nhập 40- 50 triệu đồng/ha. Với nghề trồng lúa chất lượng cao ở Hậu Giang, sản lượng đạt 7,4- 7,5 tấn/ha/vụ (tăng từ 0,7- 0,9 tấn/ha/vụ), giảm chi phí SX từ 2- 2,3 triệu đồng/ha so với trước khi học; thu nhập thực tế bình quân của người trồng lúa đạt 12- 14 triệu đồng/người/vụ (tăng từ 5- 6 triệu đồng/người/vụ)”.

Ngoài ra, người học còn được trang bị kiến thức về SX sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Người dân miền núi, biên giới từng bước thay đổi tập quán du canh, du cư và đốt phá rừng làm rẫy. Nhiều địa phương sau khi tổ chức các lớp dạy nghề đã hình thành các HTX, tổ nhóm SX. Ngoài trực tiếp tham gia dạy nghề, các DN còn thực hiện việc bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người học.

Thực tế cho thấy, những địa phương gắn dạy nghề với quy hoạch SX hàng hóa thì việc hành nghề sau đào tạo rất hiệu quả. Cơ sở dạy nghề phải phối hợp với chính quyền cấp xã quản lý và giám sát lớp học. Đối với người tự tạo việc làm sau khi học, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho người học phát triển SX.

Ông Phương khẳng định, dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT không thể không gắn với quy hoạch vùng SX, đảm bảo đúng định hướng quy mô đào tạo. Trên cơ sở đó xác định việc lựa chọn đối tượng cây, con nào cho phù hợp. Mặt khác các cơ sở đào tạo phải có đủ điều kiện dạy nghề, phối hợp với DN để bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc tổ chức đào tạo phải thực hiện linh hoạt về chương trình, về thời gian, địa điểm, phương thức phù hợp với đặc điểm của người học và theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Cơ sở đào tạo được lựa chọn phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã cung cấp cho lao động các thông tin cụ thể quy hoạch phát triển nông nghiệp, nội dung, thời gian, phương thức đào tạo; thông tin về việc làm sau khi học để lao động biết và quyết định việc đăng ký học nghề.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.