| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề trong thời vụ

Thứ Tư 21/11/2012 , 09:50 (GMT+7)

Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, tỉnh đã phân bổ tổng kinh phí cho chương trình đào tạo nghề cho LĐNT xấp xỉ 34,3 tỷ đồng.

Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, triển khai QĐ 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT, tỉnh đã phân bổ tổng kinh phí cho chương trình này xấp xỉ 34,3 tỷ đồng.

>> Vượt khó

Khuyến nông dạy nghề hiệu quả nhất

Trong đó, năm 2010 là 5 tỷ đồng, năm 2011 là 11,94 tỷ đồng và năm 2012 là 17,3 tỷ. Nhờ nguồn kinh phí này, 3 năm qua, Nghệ An đã mở được 480 lớp tập huấn, thu hút 14.818 LĐNT theo học. Trong số đó các đối tượng lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất chiếm 31%.

Lao động thuộc diện có thu nhập bằng 150% so với hộ nghèo chiếm 13%, còn lại 56% là số LĐNT khác. Để thu hút được lực lượng LĐNT theo học các lớp tập huấn nói trên, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã huy động toàn bộ 42 cơ cở dạy nghề từ các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề đến Trung tâm Khuyến nông tỉnh và huyện tham gia ...

Cũng theo số liệu khảo sát của tỉnh, tỷ lệ học viên sau học nghề có việc làm ổn định chiếm 75%. Trong đó đáng chú ý là sau học nghề đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả, có thể nhân rộng như mô hình nuôi gà thịt, nuôi lợn thịt ở huyện Tương Dương; mô hình nuôi lợn siêu nạc tại huyện Thanh Chương; mô hình mây tre đan XK tại huyện Nghi Lộc; mô hình thêu ren tại huyện Nam Đàn. Đặc biệt là không ít LĐNT sau học nghề đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng triển khai các mô hình chăn nuôi trang trại, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập.


Học viên tham quan mô hình trồng ngô lai tại Thanh Chương

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH Nghệ An thì Trung tâm Khuyến nông tỉnh là một trong số các đơn vị tham gia chương trình hiệu quả nhất. Từ năm 2011 đến nay, trung tâm đã mở được 105 lớp tập huấn với 11 nghề tại hầu hết các đơn vị cấp huyện, thu hút 3.189 học viên tham gia.

Các lớp tập huấn của trung tâm đều bám sát những nghề mà nông dân cần, thiết thực với công việc hàng ngày. Theo đó, các giáo viên tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn đều tìm mọi cách để đưa các TBKT nông nghiệp mới mẻ để học viên áp dụng vào từng loại cây, con tại địa phương mình như cây chè; cam, mía; kỹ thuật trồng rau an toàn, trồng nấm, chăn nuôi... Nhờ đó sau học nghề đa số các học viên đã vận dụng tốt các kiến thức học được vào thực tiễn mang lại thu nhập cao.

Các trường chuyên nghiệp dạy nghề như Trung cấp CN Việt Úc, Trung cấp Nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành cũng được ghi nhận. Chẳng hạn học viên tại huyện Nam Đàn được Trường Trung cấp CN Việt Úc dạy nghề chế biến món ăn. Kết quả 25/35 học viên sau học nghề này đã tự tin mở hàng ăn tại các chợ, dịch vụ ăn uống, giải khát, phục vụ đám cưới.

Tương tự, học viên Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành được học nghề chăn nuôi thú y, may công nghiệp, điện dân dụng, trồng nấm, nuôi bò sinh sản... Sau học nghề, học viên đều ứng dụng tốt những điều học được vào thực tiễn...

Học đi đôi với hành

Có thể nói hệ thống các cơ sở dạy nghề ở Nghệ An trong thời gian qua đã nở rộ như nấm. Tuy nhiên, do việc huy động học viên và các trường nhập cuộc một cách ồ ạt nên trong quá trình đào tạo nghề đã bộc lộ nhiều bất cập.

Thứ nhất là năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình giảng dạy. Thứ hai, trong các lớp tập huấn phần lớn còn nặng về lý thuyết, thiếu thực tế, không gắn với mô hình SX một cách cụ thể. Thứ ba là chất lượng đào tạo của các trường không đồng đều...

"Theo kinh nghiệm của mình, trung tâm luôn coi trọng những nghề mà bà con đang có nhu cầu học. Tập huấn, đào tạo xong họ có thể áp dụng ngay vào thực tiễn. Do đó, trước khi mở một lớp tập huấn đào tạo nghề ở huyện nào, trung tâm đều yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải khảo sát kỹ nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời quyết định lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy rồi mới tổ chức mở lớp. Nhờ đó các lớp tập huấn đều đạt chất lượng, sau học nghề đa số học viên hành nghề tốt và đạt hiệu quả cao", ông Tuấn khẳng định.

Đây là lý do giải thích vì sao không ít lao động sau học nghề đã không làm theo nghề đã học hoặc năng suất lao động vẫn thấp như khi chưa học nghề. Đây cũng là lý do khiến khá nhiều trường hợp đã đăng ký học nghề nhưng vẫn không đến dự học.

Một điều ai cũng biết là trình độ văn hóa của LĐNT phần lớn còn hạn chế, nhất là địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa nên công tác dạy nghề cho họ lẽ ra phải làm đúng nguyên tắc là “cầm tay chỉ việc”.

Để làm được điều đó, ngoài đội ngũ giáo viên, các loại máy móc, học cụ bắt buộc phải mang đến tận thôn, bản nhưng hầu hết các cơ sở dạy nghề đều không làm được. Do đó các cơ sở dạy nghề sau khi tuyển sinh đã tập trung học viên về trường để học tập trung dài ngày nên đa số học viên "tham công tiếc việc" đã không hào hứng tham gia. Đã thế, các trường lại đào tạo những nghề mà trường mình có, sử dụng các thiết bị đã lỗi thời nên công tác tuyển sinh đầu vào lại càng thêm nan giải.

Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT ngày càng có hiệu quả, theo ông Cao Xuân Tuấn, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Nghệ An thì công tác đào tạo nghề cho LĐNT nên có đặc thù khác với đào tạo nghề phi nông nghiệp. Đó là phải gắn với thời vụ và phải tổ chức vào thời điểm trước mỗi vụ SX, nếu đã hết thời vụ mới mở lớp thì hiệu quả đào tạo sẽ thấp...

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm