| Hotline: 0983.970.780

Đẩy nhanh cải tạo đàn gia súc bằng thụ tinh nhân tạo

Thứ Năm 21/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, giúp người dân chủ động cải tạo được con giống, từng bước nâng cao chất lượng đàn trâu, bò, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện chương trình “Cải tạo đàn gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”.  

Toàn Quảng Trị hiện có hơn 93.700 con trâu, bò. Những năm qua, chăn nuôi được xác định là một trong những thế mạnh của tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

14-15-56_ton_9747

Tuy nhiên việc phát triển đàn trâu, bò chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nguyên nhân chính là do người dân chăn nuôi trâu, bò mang tính truyền thống, chăn thả tự do nên xảy ra hiện tượng giao phối cận huyết làm giảm tầm vóc và sức sản xuất của vật nuôi, dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.

Năm 2018, thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã chỉ đạo thụ tinh nhân tạo được 11.000 con bò, tỷ lệ phối giống thụ tinh nhân tạo đạt từ 90 - 95%. Bê lai sinh ra có ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển nhanh, ưu thế lai nỗi trội, khối lượng sơ sinh trung bình từ 22 - 28kg/con, tăng trọng bình quân 15 - 17kg/con/tháng, bê lai 6 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân trên 100kg/con, với giá bán 6 - 8 triệu đồng/con. Bò 1 năm tuổi có giá khoảng 10 - 14 triệu đồng, giá bán bò lai cao hơn bò nội từ 2 - 3 triệu đồng.

Như vậy, ước tính một năm có khoản trên 9.500 bê lai ra đời. Chương trình cải tạo đàn bò đã mang về lợi nhuận cao hơn nuôi bò nội cho nông dân toàn tỉnh hơn 20 tỷ đồng/năm.

Anh Phan Văn Bình ở thôn Đạo Đầu, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong là một trong những chủ hộ nuôi bò nhiều năm nay, nhưng chủ yếu cho bò phối giống tự nhiên. Sau khi được tuyên truyền, gia đình anh quyết định áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò cái giống.

Anh Bình cho biết: “Sau khi gia đình tôi áp dụng thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái giống. So với thụ tinh truyền thống tôi thấy bê con sinh ra từ phương pháp mới này có tầm vóc cao hơn, cân nặng hơn 3 - 4kg, sức đề kháng cũng cao hơn. Từ kết quả thực tế của gia đình tôi, nhiều hộ dân trong vùng đã đến xem và đã học tập làm theo. Hiện trong thôn chúng tôi hầu hết các hộ chăn nuôi bò đều áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo này”.

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục triển khai chương trình cải tạo đàn trâu bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với kế hoạch phối giống trên 12.000 con, đặc biệt lần đầu tiên và áp dụng trên đối tượng đàn trâu trên với số lượng khoảng 300 con. Hiện trên địa bàn tỉnh có 33 dẫn tinh viên. Đến thời điểm hiện nay Trung tâm Khuyến nông đã chỉ đạo đội ngũ dẫn tinh viên phối được 820 con bò, 10 con trâu.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tư, thôn Tân Trại, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh là một trong những hộ có kinh nghiệm nhiều năm trong nuôi trâu cái. Trước đây, mỗi khi đến kỳ sinh sản gia đình anh chủ yếu nhân giống trâu bằng phương pháp truyền thống của địa phương. Năm 2019, gia đình anh triển khai kỹ thuật ứng dụng lai giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Sau khi được dẫn tinh viên phối giống cho trâu cái của gia đình, anh Tư đã được cán bộ kỹ thuật chăn nuôi của Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu cái sau khi thụ tinh nhân tạo. Thấy việc áp dụng kỹ thuật mới rất dễ dàng, không ảnh hưởng đến đàn vật nuôi, quá trình thụ tinh nhân tạo cho trâu cái của gia đình thành công, anh rất phấn khởi.

Theo ông Nguyễn Trung Hậu, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Ngoài việc tuyên truyền cho bà con thực hiện chăm sóc thật tốt đàn trâu, bò cái, theo dõi sát sức khỏe đàn trâu, bò để kịp thời phối giống đúng quy trình kỹ thuật, Trung tâm đã cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo đội ngũ dẫn tinh viên thực hiện tốt hoạt động thụ tinh nhân tạo cho đàn gia súc. Việc phát triển đàn trâu, bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, trong thời gian tới sẽ là hướng đi mới tạo ra con lai F1, F2 có năng suất, chất lượng tốt.

Việc triển khai chương trình cải tạo đàn trâu, bò bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo sẽ khắc phục triệt để tình trạng thiếu trâu, bò đực giống và thiếu đực giống tốt, suy thoái đàn trâu, bò đang diễn ra do cận huyết. Tạo bước đột phá trong cải tạo tầm vóc thể trạng và sức sản xuất của đàn trâu, bò, năng cao năng suất, mở ra hướng đi mới có nhiều triển vọng. 

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm