| Hotline: 0983.970.780

Dạy nông dân làm du lịch

Thứ Năm 10/03/2011 , 09:17 (GMT+7)

Do học viên là nông dân nên những bài học được trình giảng cũng rất cụ thể, dễ hiểu.

Trước đây, mỗi lần bưng thức ăn, đồ uống tôi thường quên ý nên mãi đứng quay lưng trước mặt du khách. Có người tỏ thái độ khó chịu với cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp của tôi nhưng có lẽ lúc ấy tôi chẳng cần để ý gì vì mình đâu có biết. Từ ngày được tham gia học lớp nông dân làm du lịch, tôi mới hiểu làm du lịch là phải biết chú ý chăm sóc khách thật chu đáo và lịch sự. Chỉ riêng cái tốt bụng của người nông dân đôi khi chưa làm thoả mãn cho du khách... Đó là tâm sự rất chân tình của chị Nguyễn Thị Hà ở Cửa Việt, người vừa “lớn lên” rất nhiều sau khi tham gia lớp học đào tạo nghề du lịch cho nông dân.

Chị Hà cho biết mình mở quán bán đặc sản biển ở vùng biển Cửa Việt mấy năm rồi song mỗi lần khách đến vẫn không đủ tự tin để chào hỏi khách, mà cứ nói theo giọng điệu địa phương là mô, tê, răng rứa, không ai hiểu được. Bản chất nông dân nên chị chào khách một câu rồi mặc kệ, khách ưa làm gì thì làm, chị hoàn toàn thụ động phục vụ theo yêu cầu của khách. Có tham gia lớp học, được giáo viên trang bị cho những kiến thức xã giao tối thiểu của người làm du lịch nên nay chị đã tự tin hơn nhiều. Còn chị Hoàng Thị Tâm ở Đông Hà kể, tham gia lớp học ấy chị và bạn bè học được rất nhiều như nghiệp vụ chế biến các loại món ăn, món nhậu. Cũng các loại đặc sản địa phương nhưng mình vụng về, nấu lên nghe mùi cứ nhừ nhừ làm sao. Được các cô bày cho cách chế biến thức ăn đúng cách, nên mới nhìn vào là ai cũng thấy thèm ăn lắm rồi. Nhờ được học nghề du lịch nên quán của chị Tâm du khách ngày đến một đông. Có khách quen tò mò hỏi sao dạo này các món ăn ở quán chế biến ngon vậy. Chị thật thà trả lời nhờ được đi học lớp nông dân làm du lịch nên chị được hiểu biết nhiều hơn để phục vụ du khách ngày một tốt hơn.

Còn Chị Nguyễn Thị Yến ở Đông Hà tự hào không chỉ biết chế biến nhiều món ăn hiện đại, hợp khẩu vị du khách, mà các học viên còn biết nhiều câu chuyện về những giá trị văn hoá du lịch của địa phương để kể cho khách nghe trong lúc ngồi đợi làm món. Trước đây chị Yến có tâm lý bán quán phục vụ khách nhưng ngại nhỡ khách có hỏi về tiềm năng du lịch trong vùng thì chẳng biết trả lời bằng cách nào. Nay chị tự tin hơn nhiều và có thể đủ “vốn liếng” chữ nghĩa để kể cho khách nghe vài ba câu chuyện của quê hương như chuyện Trạng Vĩnh Hoàng, chuyện làng ăn ớt thay cơm...chuyện dân gian chị kể ra du khách cười rất sảng khoái . Nhờ những câu chuyện cười ấy mà không ít du khách lần sau lại tìm về quán chị để vừa nhậu vừa được nghe kể chuyện.

Ông Nguyễn Văn Trị- trưởng phòng Đào tạo của Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Trị, cho biết : Quảng Trị là địa phương có tiềm năng du lịch rất lớn, nhất là du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ...Song một thực tế là người dân Quảng Trị chưa chuyên nghiệp trong cách làm du lịch nên đôi khi chưa khuyến khích du khách “móc túi” tiêu cho hết tiền. Trước tình hình đó , Trung tâm quyết định giúp bà con nông dân bằng cách mở lớp học làm du lịch. Sau hai năm đã mở được 7 lớp học, học viên ra trường vững tay nghề. Trung bình mỗi lớp 30 học viên, khi tốt nghiệp họ được cấp chứng chỉ học nghề, trong số những học viên tham gia lớp học có không ít người sống được với nghề khai thác du lịch.

Theo ông Trị, đa số học viên của các khoá học ở những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn như Đông Hà, Gio Việt, Gio Hải, Cửa Tùng....Mỗi khoá học nông dân làm du lịch, những kiến thức cơ bản như nghệ thuật mời khách, pha chế nước uống, tổ chức bữa ăn khoa học, bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách làm tăng giá trí đặc sản quê nhà....các học viên đều được trang bị đầy đủ.

Do học viên là nông dân nên những bài học được trình giảng cũng rất cụ thể, dễ hiểu. Giáo viên dùng nhiều động tác thị phạm để cho học viên hiểu những chi tiết quan trọng từ khi chào khách mới bước chân vào quán, đặt bàn mời khách ngồi đúng vị trí, chuyện trò để giữ chân khách ở lại thời gian dài hơn, cách trả lại tiền thừa cho du khách....Những bài học ấy không lạ với người thành thị song lại rất thiết thực với bà con nông dân. Phần lớn lâu nay bà con mình làm du lịch theo kiểu chân chất, nhà quê, có sao làm nấy, mà chưa chú ý đến những chi tiết nhỏ như gọn gàng, tươm tất, phù hợp vệ sinh, những vấn đề lịch sự tối thiểu mà du khách rất quan tâm.

Sắp đến, trung tâm này sẽ tiếp tục mở thêm nhiều lớp đào tạo nghề du lịch do nông dân trên các phương trong tỉnh Quảng Trị.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất