| Hotline: 0983.970.780

Dạy trẻ bản lĩnh thế nào?

Chủ Nhật 30/09/2018 , 09:01 (GMT+7)

Khó khăn là điều chắc chắn các con sẽ gặp phải trong quá trình trưởng thành, sinh sống và làm việc. Nếu con có bản lĩnh, chắc chắn con sẽ vượt qua khó khăn để đạt tới thành công.

Các cụ ta đã nói: Thất bại là mẹ thành công. Nhưng nếu thất bại mà không có bản lĩnh vượt qua thất bại thì chắc chắn sẽ chẳng thu được cái gì. Vì thế, nếu các cha mẹ muốn con thành công và bản lĩnh, đừng đỡ đần giúp con nhiều, hãy cho con va chạm nhiều.

iok1534331821165414143
Ảnh minh họa

Qua quá trình nhiều năm gắn bó với công tác giáo dục đặc biệt là dạy trẻ kỹ năng sống, tôi xin có mấy câu hỏi để các cha mẹ thử xem chúng ta có quá lo lắng đâm ra bao bọc con quá đà, làm con kém bản lĩnh không:

1. Khi con mới ra đời, các cha mẹ có cuống lên “mẹ đây, bố đây” khi con mới e e một chút không. Khi trẻ khóc, nếu con không có vấn đề gì về sức khỏe, không đói, không ướt,… không nhất thiết phải can thiệp gì nhiều. Chúng ta không để con phải khổ sở nhưng nếu con chỉ khóc cho… vui thì nên để kệ con.

2. Khi con ngã, cha mẹ có cuống lên đỡ con và đánh chừa đất không? Nếu con bị đau đến khóc lặng đi thì lúc đó cha mẹ cần cấp cứu. Còn con mới é lên chút thì chỉ cần động viên con đứng lên: “Bộ đội thế là thường” là bọn trẻ sẽ đứng lên được thôi.

3. Cha mẹ có xúc cho con ăn, lo cho con đi vệ sinh, chăm bẵm quá sức sau khi con đã tròn 3 tuổi? Tầm tuổi này thì các bạn ấy đã tự lo được rồi. Cho con làm sớm, con sẽ vững vàng hơn. Các bạn ấy mới xúc thì vụng về, đánh rơi nhưng sẽ nhanh chóng thành thạo nếu cho thử. Đi vệ sinh cũng thế, các bạn ấy sẽ bẩn khi mới tập làm. Ngày nào cũng tắm sạch thì không sao cả đâu nhé.

4. Cha mẹ có tắm cho con, mặc đồ, đi giày dép, xách túi, balo… khi con đã 5 tuổi không? 5 tuổi là làm tốt rồi, đừng coi thường con, các cha mẹ nhé.

5. Cha mẹ có xách giúp con cặp hoặc balo khi đi đến lớp đặc biệt từ sau khi con vào lớp 1 không?

6. Cha mẹ có cho con học trước để con học giỏi hơn khi vào lớp 1 không?

7. Khi con đánh nhau với bạn bè, cha mẹ có nhảy vào can thiệp, giáo dục tóe loe, đánh bạn con vì đã dám mâu thuẫn với con mình không?

8. Khi cô giáo mắng con, phạt con, cha mẹ có nhảy vào can thiệp, trách móc cô, tìm cách biện minh cho con không?

9. Cha mẹ có cho con đi học thêm để hi vọng con có điểm cao, học giỏi hơn các bạn không?

10. Khi cô giáo giao bài tập, cha mẹ có nhắc nhở, hướng dẫn, thậm chí giảng lại cho con không? Giảng cho con chính là làm cho con yếu đuối hơn hẳn bạn bè, vừa khiến con cảm thấy lời giảng của cô là không quan trọng. Điều này rất rõ ràng vì bạn bè con không cần cha mẹ giảng bài vẫn học tốt mà. Vì thế, nếu cha mẹ quá lo lắng về việc học của con và can thiệp lung tung, chính cha mẹ đã làm con yếu đuối hơn. Đồng thời, việc đó khiến con cảm thấy áp lực. Những đứa trẻ cảm thấy áp lực điểm số từ hàng tỉ những thái độ quanh nó nhiều năm trời chứ không bao giờ có chuyện vừa mới có 1 điểm kém đã vội vàng tự tử ngay.

Con người tích tụ ức chế thành vấn đề lớn như 1 vấn đề thì thường là họ sẽ giải quyết khá dễ dàng.

Vì thế, nếu cha mẹ không áp lực với con về điểm số nhưng quá quan tâm đến việc học tập, hướng dẫn, nhắc nhở con học, quan tâm từng bài học nhỏ của con,… cũng là cách gián tiếp để gây áp lực cho con về việc học tập đấy nhé.

11. Cha mẹ có cho con vượt qua thử thách nho nhỏ như: ở nhà một mình khi cha mẹ đi vắng, đi qua đường 1 mình theo đúng vạch kẻ tại nơi có đèn giao thông, tự đi mua sắm đồ ăn cho gia đình, nấu cơm, rửa bát, quét nhà, khâu vá… hay không?

12. Cha mẹ có cho con tự trình bày những vấn đề của mình với cô giáo không? Tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè con không? Có cho con tự tổ chức sinh nhật, tự quyết định các công việc liên quan đến bản thân không?

13. Các cha mẹ có cho con tự lựa chọn ngành nghề, tự quyết trường cấp 2, 3, đại học của con không?

14. Cha mẹ có cho con chọn bạn bè và tự giải quyết các khó khăn của mình không?

15. Cha mẹ có cho con đi dã ngoại với tập thể lớp, với các bạn bè của con, tham gia các trai hè ở xa, vất vả không?

16. Cha mẹ có cho con đi lao động, kiếm tiền trong dịp hè để con biết vượt qua khó khăn vất vả của việc kiếm tiền không?

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm