| Hotline: 0983.970.780

ĐBQH Hà Nội cũng… chưa ưng

Thứ Năm 03/06/2010 , 10:11 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN nhiều ĐBQH Hà Nội khẳng định mới chỉ đồng tình về mặt chủ trương xung quanh đồ án quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, chứ chưa đồng tình 100%.

ĐB QH xem đồ án quy hoạch Hà Nội
Bên hành lang QH, trao đổi với NNVN nhiều ĐBQH Hà Nội khẳng định mới chỉ đồng tình về mặt chủ trương xung quanh đồ án quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, chứ chưa đồng tình 100%. 

ĐB Trần Thị Quốc Khánh:Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

ĐB Trần Quốc Khánh cho rằng đồ án quy hoạch này mới chỉ là ý kiến của Bộ Xây dựng. Khi đưa ra họp thì Chính phủ cũng nghiêng về ý kiến của Bộ Xây dựng. Nếu đồ án tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội và phát huy được hiệu quả KTXH thì rất cần thiết phải lấy ý kiến của các ngành khác như NN- PTNT, TN- MT, kiến trúc văn hóa, lịch sử...

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguồn vốn để biến quy hoạch trên thành hiện thực chủ yếu dựa vào việc đổi đất lấy hạ tầng. ĐB Trần Thị Quốc Khách lo ngại: Hiện nay, đồ án mới trên ý tưởng của Bộ Xây dựng thôi mà đất ở khắp nơi đã sôi sùng sục, việc chuyển nhượng buôn bán, lập dự án…đã diễn ra rầm rộ. Vậy khi đồ án được thông qua, liệu đất cho vành đai xanh, lá phổi xanh của thủ đô, đất cho làng nghề, đất cho nông nghiệp...liệu có còn không?

“Khi vấn đề môi trường và BĐKH đang đặt ra rất cấp bách thì vành đai xanh cần được bảo vệ để đảm bảo sự sống. Ở các nước phát triển, trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị họ luôn coi trọng đến yếu tố này. Quy hoạch của Bộ Xây dựng có giải quyết được vấn đề này không? Sở dĩ có nhiều bức xúc trong dự luận thời gian vừa qua là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với nhau khiến quyền lợi của ngành nọ động chạm đến ngành kia. Tôi lấy ví dụ, khi thi công đường Văn Cao (Hà Nội), đáng lẽ lãnh đạo TP Hà Nội phải là người nắm bắt được tình hình và là đầu mối để các ngành ngồi lại với nhau bàn bạc, thống nhất thì sẽ không xảy ra tranh cãi như thế”- ĐB Khánh nói.

Nói về cơn sốt đất của Hà Nội, nhất là những khu vực dự kiến xây dựng trục Thăng Long, ĐB Khánh trách: “Đáng lẽ, các nhà hoạch định đồ án phải lường trước những “tác động phụ” khi công bố quy hoạch, chứ tại sao đất sốt trên trời mới làm chính sách? Tôi đọc báo cáo giải trình của Chính phủ thì một trong những nguyên nhân gây sốt đất là do quy hoạch này. Tham khảo ý kiến nhiều cử tri cũng đồng tình như vậy. Giờ Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp không cho sang tên đổi chủ, chỉ là tình thế thôi”.

ĐB Trần Thị Quốc Khách cho rằng, TP Hà Nội cũng có trách nhiệm trong việc để xảy ra sốt đất.                                                                  

ĐB Phạm Thị Loan: Tôi chỉ đồng ý về mặt chủ trương thôi

Trả lời NNVN về đồ án quy hoạch Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, ĐB Phạm Thị Loan cho rằng: Quy hoạch phát triển thủ đô là chủ chương tốt, nhưng với năng lực tổ chức thực hiện, năng lực tài chính, đầu tư...hiện nay thì việc triển khai mở rộng quy hoạch Thủ đô là rất khó thành hiện thực. “Bản thân tôi là ĐBQH Hà Nội nhưng tôi mới chỉ đồng ý về mặt chủ trương, còn cụ thể thực hiện thế nào thì phải tính”- ĐB Loan khẳng định.

Nói về đồ án này, ĐB Phạm Thị Loan cho rằng, dù quy hoạch thế nào đi chăng nữa thì mục tiêu là phải giảm được giá nhà đất xuống chứ sao lại tăng như thế? “Thực tế trên địa bàn Hà Nội vừa qua cho thấy, người đi mua đất có tới 70- 80% là buôn đất. Chính vì vậy đã đẩy giá nhà đất lên quá cao. Chúng ta chưa có được thống kê cụ thể về diện tích nhà ở trên đầu người nhưng tôi nghĩ là không quá thiếu, vấn đề là hiện nay những diện tích đó nằm trong tay ai? Và có bao nhiêu diện tích để hoang?”- ĐB Loan nói.

Với thực tế đang diễn ra, theo ĐB Phạm Thị Loan thua thiệt cuối cùng lại thuộc về người dân, trong đó có một lực lượng không nhỏ là công chức, viên chức, những người làm công ăn lương, bởi với mức thu nhập 5- 6 triệu đồng/tháng rất khó tiết kiệm để có thể mua được một chỗ ở. Cũng theo ĐB Loan, đã là sốt ảo, là bong bóng thì tới một lúc nào đó nó sẽ nổ. Và việc nổ vào khi nào, hạ nhiệt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào quyết liệt trong việc kiểm soát thị trường mua bán nhà đất của chính quyền. Đây là trách nhiệm của chính quyền Hà Nội và Hà Nội phải làm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm