| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: 100.000ha lúa lâm nguy

Thứ Hai 08/03/2010 , 15:45 (GMT+7)

Tại ĐBSCL thời tiết khô hanh ủng hộ việc thu hoạch lúa bao nhiêu thì với những diện tích gieo sạ sớm, nông dân lại khốn đốn bấy nhiêu. Đặc biệt hạn, mặn đã cùng lúc "tấn công" những diện tích lúa này.

Tại ĐBSCL thời tiết khô hanh ủng hộ việc thu hoạch lúa bao nhiêu thì với những diện tích gieo sạ sớm, nông dân lại khốn đốn bấy nhiêu. Đặc biệt hạn, mặn đã cùng lúc "tấn công" những diện tích lúa này.

Những ngày đầu tháng 3/2010, chúng tôi đi dọc QL91A từ Cần Thơ về An Giang và từ Vĩnh Long theo QL1 lên ngã ba An Thới Trung về Đồng Tháp. Đâu đâu cũng thấy đồng khô treo cao, còn dước kênh mương gần như cạn phơi đáy. Nhiều nông dân vận chuyển lúa rất khó nhọc vì dưới kênh nước không còn, may lắm chỉ còn lạch nước nhỏ giữa dòng kênh. Muốn chuyển lúa nhanh chóng phải dùng máy cày kéo lúa ra lộ.

Vùng thượng nguồn sông Cửu Long mực nước đang xuống rất thấp, độ mặn đo được tại các nơi đều tăng cao.

Anh Nguyễn Văn Tèo ở xã Bình Phú, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) vừa thu hoạch 70 công lúa IR50404, năng suất 950kg/công. Tuy giá lúa giảm còn 4.000đ/kg, nhưng vùng này chỉ có thể làm lúa thôi. Vì thế anh phải gấp rút gieo sạ lúa ngay trở lại. Anh Tèo phàn nàn: "Sao nắng nóng gay gắt quá trời. Mấy ngày qua tui phải đào hố khoét sâu dưới kênh mới có nước bơm lên đồng. Ngày nào cũng bơm, máy bơm chạy suốt mà giá dầu cao quá chịu mãi sao nổi”. Chúng tôi dõi mắt nhìn khắp cánh đồng thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, trên đồng đã gặt nay cày ải đất trắng khô, nứt nẻ. Những hàng bạch đàn ven bờ kênh khô khốc xào xạc lá. Dưới kênh vài con bò ung dung đi tìm cỏ.

Hiện nay vùng thượng nguồn sông Cửu Long mực nước đang xuống rất thấp. Khi lưu lượng nước từ đầu nguồn giảm tất yếu mặn từ biển dễ xâm nhập vào các cửa sông. Ở khu vực hạ lưu sông Hậu, sông Tiền nông dân canh cánh lo đối đầu với xâm nhập mặn vào vùng lúa xuân hè vừa xuống giống. Sở NN- PTNT Sóc Trăng cho biết, mặn vào Sóc Trăng sớm và sâu hơn năm 2009. Đặc biệt độ mặn đo được tại các nơi đều tăng cao: Đại Ngãi (huyện Long Phú) là 3%o (cùng kỳ năm 2009 là 1,4%o), tại huyện Long Phú là 8,3%o (năm 2009 là 5,5%o), tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) là 4,8%o (năm 2009 cao hơn 1,0%o), TP Sóc Trăng 1,9%o (năm 2009 là 0,3%o)

Dự báo trong tháng 3, tháng 4 mặn sẽ đạt đỉnh cao khoảng 13%o. Sóc Trăng đang có vùng lúa Long Phú-Tiếp Nhựt, Quản Lộ-Phụng Hiệp với 17.000ha lúa hè thu sớm thiếu nước trầm trọng. Địa phương đã cho đóng tất cả các hệ thống cống để ngăn mặn, theo dõi sát diễn biến mặn để lấy nước ngọt từ sông Hậu đưa về. Tỉnh cũng đang phối hợp với Bạc Liêu vận hành các cống lấy nước nhằm khống chế độ mặn 4%o không vượt qua khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh. Ở vùng nào thiếu nước ngọt, khuyến cáo nông dân tạm ngưng xuống giống lúa xuân hè. Sở NN- PTNT Sóc Trăng đề nghị TƯ hỗ trợ cho tỉnh 4 tỉ bơm nước chống hạn, 12 tỉ nạo vét kênh tưới.

Theo PGSTS Phạm Văn Dư, trong vòng 15-20 ngày tới ở những khu vực hạn và mặn đe dọa, chính quyền địa phương cần khuyến cáo bà con nông dân không nên xuống giống. Về lâu dài trong điều kiện thời tiết khác thường và biến đổi khí hậu như hiện nay cần có bộ giống lúa chống chịu hạn mặn. Phải xuống giống né tránh hạn, mặn chứ cứ bơm tát mãi sẽ khiến chi phí, giá thành mỗi kg lúa gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh của hạt lúa ĐBSCL.

Hạn và mặn gay gắt gặp nhau đã làm mất trắng 5.000ha lúa ĐX của huyện An Biên (Kiên Giang), thiệt hại khoảng 75 tỉ đồng. Trong khi đó, ở Bạc Liêu, ông Lai Thanh Ẩn, Chi cục trưởng Thủy lợi Bạc Liêu báo tin: “Hơn 20.000ha lúa ở vùng Bắc QL1A đã tạm thời "thoát chết" nhờ tỉnh mở đập lấy ngọt và đóng đập ngăn mặn kịp thời. Song vẫn còn vài trăm hécta lúa ở cuối nguồn ngước ngọt khó cứu được vì không thể lấy nước từ kênh quản lộ Phụng Hiệp đưa về".

Thị sát vùng ĐBSCL, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Đào Xuân Học tỏ ra lo lắng. Tháp tùng Thứ trưởng, PGS. TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định: “Khoảng 100.000ha lúa xuân hè đang bị hạn, mặn bao vây tứ bề. Nhiều nhất là Long An 50.000ha, Gò Công (Tiền Giang) 10.000ha. Ở Sóc Trăng mọi năm thường chỉ sạ 20.000-22.000ha lúa xuân hè, năm nay lên tới 54.000ha thì 17.000ha có nguy cơ chết khô phải bơm tưới khẩn cấp”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm