| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: 15 kg muối = 1 kg gạo

Thứ Ba 20/04/2010 , 09:52 (GMT+7)

Diêm dân vùng Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu rối như tơ khi mà muối đầy đồng, giá trượt dốc hơn 3 lần so với đầu vụ nhưng chẳng thấy người mua. Hiện diêm dân bán 15 kg muối mới mua nổi 1 kg gạo!

Diêm dân phải bán 15 kg muối mới mua nổi 1 kg gạo!

Diêm dân vùng Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu rối như tơ khi mà muối đầy đồng, giá trượt dốc hơn 3 lần so với đầu vụ nhưng chẳng thấy người mua. Hiện diêm dân bán 15 kg muối mới mua nổi 1 kg gạo!

Có lẽ “đắng” nhất là những diêm dâm chạy đua theo phong trào bỏ muối ôm tôm thất bại nhiều năm nay quay lại với muối thì đang bị muối phũ phàng. Nếu như năm 2009, giá muối trắng mua tại ruộng hơn 2.000 đồng/kg, thì hiện nay giá chưa đến 600 đồng/kg, còn muối đen chỉ có 300 - 400 đồng/kg nhưng không có người mua. Giá muối xuống thấp, không tiêu thụ được, diêm dân điêu đứng, không tiền đong gạo, trả nhân công... Ông Nguyễn Văn Út, ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Thanh, huyện Hoà Bình, Bạc Liêu bộc bạch: Thua lỗ con tôm nhiều năm hết vốn, năm 2009 thấy muối có giá cao nên chạy vay được 17 triệu về ban 1 ha đất tôm ra làm muối. Hạt muối bắt đầu kết tinh là lúc giá muối giảm mạnh và trượt dốc luôn đến nay. Giá muối như thế này thì làm sao trả nổi cục nợ mới vay ban ao tôm làm muối.

Ông Triệu Tó Ken, ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TX Bạc Liêu, nói: Sống bằng nghề làm muối thì năm nào nắng hạn kéo dài là mừng trong dạ, muối kết tinh trắng đồng là đã mặn lòng. Và bây giờ lòng mặn thiệt, mặn đắng luôn. Muối trúng mùa lại mất giá quá mạnh. Hiện tại, 28 ô vuông muối thu hoạch cả trăm tấn đổ đống trên bờ cả tháng nay chỉ bán muối ăn nhỏ lẻ, còn thương lái thì vắng bóng. Tiền công lao động 6 người là 12 triệu đồng/tháng phải lấy từ tiền lời nuôi 4 ha artemia để trả. Nhìn đống muối ngồn ngộn như núi nghĩ mà ngậm ngùi kiếp nông dân.

Ông Sơn Khươl, ở xã Lai Hoà, Vĩnh Châu, Sóc Trăng nói: Năm nay sản xuất muối gặp khó khăn do xăng dầu, công lao động tăng giá. Bây giờ muối đổ đống ngoài đồng không tiêu thụ được, cực lắm. Ông Khươl nhẩm tính: Với 1 ha muối thu hoạch chưa bán được đã biết lỗ trên 20 triệu đồng tiền mướn lao động. Ông Huỳnh Lệnh, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Châu cũng vậy, từ đầu vụ đến nay cào được khoảng 100 tấn muối đổ đống ngoài đồng chỉ để... ngó.

ĐBSCL hiện có gần 8.000 ha đồng muối, tăng hơn 700 ha so với các năm trước, năng suất bình quân 50 - 55 tấn/ha, sản lượng hơn 400.000 tấn, trong đó hơn 70% là muối đen, chủ yếu là để ướp tôm, cá. Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nhiều nhất với hơn 3.200 ha, sản lượng hơn 100.000 tấn nhưng thị trường tiêu thụ chỉ có Nhà máy muối Bạc Liêu thu mua khoảng trên 10.000 tấn, số còn lại phải chờ thương lái. Chính vì người sản xuất ra hạt muối không thể làm chủ, định đoạt giá trị sản phẩm nên luôn rơi vào cảnh được mùa mất giá.

Để cứu hạt muối, đầu năm 2010, Sở Khoa học Công nghệ Bạc Liêu phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây dựng xong chỉ giới địa lý nhằm tạo một bước cho việc xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu. Theo đó, Sở NN-PTNT Bạc Liêu thực hiện mô hình trải bạt trong sản xuất muối và được diêm học làm theo được trên 100 ha. Kỹ thuật sản xuất muối trắng trải bạt năng suất cao hơn nền đất truyền thống 30%. Tuy vậy, đến giờ phút này vẫn không thể giải quyết chuyện muối giảm giá, tồn đọng. 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm