| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Chạy lở mùa lũ

Thứ Năm 28/08/2008 , 12:00 (GMT+7)

Mực nước lũ thượng nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An…dâng cao xấp xỉ báo động II cũng là lúc người dân vùng xeo meo dọc hai bờ Sông Tiền và Sông Hậu nơm nớp lo sạt lở.

Mực nước lũ thượng nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An…dâng cao xấp xỉ báo động II cũng là lúc người dân vùng xeo meo dọc hai bờ Sông Tiền và Sông Hậu nơm nớp lo sạt lở. Còn người dân vùng hạ nguồn, ven biển thì lo triều cường phá đê bao gây ngập lụt hoa màu, lúa vụ 3 và vườn cây ăn trái... 

Điểm sạt lở mới cặp theo sông Tiền thuộc khóm 1 và khóm 2, P.2, TX Vĩnh Long đang là điểm nóng. Người dân nơi đây từ lâu đã mơ ước có nơi ở mới ổn định cuộc sống. Nhưng với những căn nhà sàn tạm bợ được chống đỡ bằng cây tràm rất yếu so với dòng chảy sông Tiền mênh mông thì khó hy vọng chống đỡ được với lũ. Thống kê của UBND P.2, dọc theo con đường xóm Bún thuộc khóm 1 và khóm 2 có rất nhiều căn nhà nằm trong vành đai sạt lở, trong đó có 35 hộ cất nhà sàn trên sông cần phải di dời nhanh. Tất cả đều là hộ nghèo và cận nghèo.

Chị Ngô Thanh Thủy, khóm 2, P.2 nói: “Ở đây nhà sàn những lúc mưa gió rất sợ”. Chị Châu Ngọc Điệp cùng ở khóm 2 cho biết: “Năm nào cũng bị triều cường dâng lên ngập nhà tới đầu gối, sóng gió ngoài sông đập ầm ầm, sợ dữ lắm nhưng tại hổng có đất đành ở vậy. Chúng tôi biết sống bên bờ sạt lở là rất nguy hiểm nhưng vì nghèo chưa lo được nơi ở mới nên chấp nhận chứ biết sao. Chính quyền địa phương rất đồng cảm với người dân nhưng việc di dời, tìm nơi ở mới vượt khả năng của cấp phường".

Ông Mai Văn Bé, PCT UBND P.2 nói: “Nếu có lụt bão xảy ra, thì các hộ dân ở đường xóm Bún, xóm Chài thuộc khóm 1, khóm 2 gặp nguy hiểm nhất. Thời gian qua, địa phương đã vận động nhân dân đến mùa nước nổi thì di dời đi nơi khác, phường cũng đã đề ghị UBND thị xã cần quan tâm di dời các hộ này”. Ông Nguyễn Việt Thanh, PCT UBND TX Vĩnh Long cho biết: Thị xã cũng đang có kế hoạch làm khu tái định cư ở P.2 để đưa bà con vô. Nhưng gần đây có chủ trương của TƯ làm giai đọan II của chương trình vượt lũ, chúng tôi hiện đang khảo sát lập danh sách từng hộ để đưa vô chương trình này”.

Dọc sông Mương Lộ là tuyến đê bao khép kín để bảo vệ vườn cây ăn trái kết hợp với giao thông nông thôn dài hơn 5km đi qua các xã Hoà Ninh, Bình Hoà Phước và Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long đang bị sạt lở nghiêm trọng. Ấp Hoà Quí, Hoà Phú và Bình Thuận 1 - xã Hoà Ninh có gần 100 hộ dân sống cặp theo sông Mương Lộ đang rất khổ sở vì sạt lở. Ông Thái Sâm, ấp Bình Thuận 1, Hoà Ninh cho biết: Để vượt qua mùa nước nổi thì bà con lo tiền chạy mua cừ tràm, xi măng về vô đất tấn đỡ. Trung bình một hộ tốn khoảng 700.000 đồng/mùa nước nổi, số tiền đó đối với nông dân là khá lớn. Thống kê của UBND xã Hoà Ninh, từ năm 2003 đến nay, hai bên bờ sông Mương Lộ sạt lở lấn vào đất liền trung bình 3m.

Còn tại xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp vừa xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng gây ảnh hương trực triếp đến gần chục hộ dân. Nhiều người đã thoàt chết trong gang tấc, tài sản thì bị dìm xuống nước. Tình trạng sạt lở bờ sông Tiền và sông Hậu diễn biến phức tạp, nhất là các địa phương đầu nguồn lũ, Đồng Tháp hiện có gần 101 km bờ sông Tiền và sông Hậu chạy qua 39 xã phường, thị trấn của 9 huyện, thị, thành phố.

Ông Đặng Văn Ne, trưởng phòng NN – PTNT thôn huyện Hồng Ngự cho biết: Để đảm bảo tính mạnh và tài sản của nhân dân, đến nay địa phương đã tổ chức di dời 98 hộ dân vùng ngập lũ, vùng sạt lở còn sót lại đến nơi ở mới ổn định. Bên cạnh đó, huyện Hồng Ngự đang khẩn trương xây dựng cụm tuyến dân cư xã Long Thuận, tuyến dân cư Long Thạnh A, xã Long Khánh và tuyến dân cư đường tắt Nam Hang, xã Long Khánh A với tổng kinh phí hơn 44 tỉ đồng, phục vụ di dời 1.152 hộ dân vùng sạt lở vào ở. Ngoài ra, để chủ động phòng tránh sạt lở, UBND tỉnh Đồng Tháp chấp thuận chủ trương thực hiện thuê tư vấn khảo sát, đánh giá và dự báo tình hình sạt lở bờ sông Tiền trên địa bàn tỉnh.

Sạt lở không chừa một nơi nào, tình trạng sạt lở càng lúc càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Biết vậy nhưng có lẽ lực bất tòng tâm, các địa phương thiếu quỹ đất, thiếu vốn xây dựng khu tái định cư. Và với cái đà này thì người dân vùng xeo meo giống như "ngàn cân treo sợi tóc".

ĐBSCL: Chống sạt lở, lấy đâu tiền?

Chỉ một thời gian ngắn ở ĐBSCL đã có ít nhất 32 người chết và 2.200 căn hộ bị sụp đổ. Điều này cũng đủ nói lên hậu quả nghiêm trọng khi con người phá vỡ cân bằng tự nhiên của sông nước. Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam cảnh báo dọc sông Hậu có 24 điểm sạt lở mạnh, trong đó khu vực bến phà Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) là một trong các điểm đáng chú ý nhất. Trên địa bàn TP Cần Thơ, có ít nhất là 16 điểm sạt lở do nạn khai thác cát trên sông Hậu làm thay đổi dòng chảy và do lưu lượng tàu thuyền qua lại quá dày đặc...

Theo Cục Địa chất và khoáng sản VN (Bộ Công thương), các nguyên nhân sạt lở bao gồm yếu tố thủy lực dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo và hoạt động KT- XH (ghe tàu, khai thác cát, xây nhà lấn chiếm dòng sông...). Mặc dù chính quyền các địa phương đã khuyến cáo người dân sống ven sông nên trồng cỏ, thả lục bình, bao cát đất, cừ tràm, phên tre để tấn bảo vệ bờ sông. Song đây chỉ là giải pháp tình thế. Do sạt lở nhiều nơi, nguồn vốn đầu tư xây kè kiên cố thì quá lớn, địa phương không lo nổi và chậm xây dựng nên tình trạng sạt lở vẫn xảy ra.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm