| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Cuộc đua tranh nguyên liệu vẫn "nóng"

Thứ Tư 10/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Sắp bước vào vụ sản xuất mía đường 2008-2009 nhưng các NM đường ở ĐBSCL vẫn chưa hết lo lắng về một “gút mắc” vốn tồn tại từ bấy lâu nay - nguồn nguyên liệu.

Mùa mía mới bắt đầu ở Hậu Giang

Sắp bước vào vụ sản xuất mía đường 2008-2009 nhưng các NM đường ở ĐBSCL vẫn chưa hết lo lắng về một “gút mắc” vốn tồn tại từ bấy lâu nay- nguồn nguyên liệu.

Mấy năm qua dù đã nhiều lần bàn bạc cách chia sẻ tiêu thụ mía nguyên liệu trong vùng, nhưng vẫn chưa có được tiếng nói chung giữa các NM đường khu vực. Từ đó dẫn tới cuộc cạnh tranh “nội bộ” giữa các NM càng làm phân tán nguồn lực trong bối cảnh nước ta đã hội nhập kinh tế. Do đó, ngày 9/9 hội nghị bàn giải pháp phát triển sản xuất mía đường ở ĐBSCL do Bộ NN- PTNT tổ chức đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tỉnh có vùng mía nguyên liệu và 10 NM đường vùng ĐBSCL.

Hơn 10 năm qua, từ khi xuất hiện các NM đường ở ĐBSCL vào cuộc đua tìm vị ngọt, đóng góp cùng cả nước đạt mục tiêu hơn 1 triệu tấn đường/năm, thì ĐBSCL được xem là một trong những vùng sản xuất mía đường trọng điểm. Tổng diện tích mía toàn vùng khoảng 65.000ha (trong vụ mía 2007-2008 có 69.100ha, vụ 2008-2009 chỉ còn 64.573ha, giảm 4.527ha), chiếm 36% sản lượng đường cả nước. Tuy nhiên, tồn tại suốt những năm qua là hầu như chưa có NM nào trong vùng chủ động được vùng nguyên liệu. Cuộc cạnh tranh nguyên liệu vì thế trở nên dai dẳng.

Ông Nguyễn Xuân Trình- PCT Hiệp hội Mía đường Việt Nam nêu một thực tế, ở ĐBSCL do cạnh tranh nên những năm qua giá mía nguyên liệu các NM trong vùng thu mua thường cao hơn gấp rưỡi so với giá thu mua nguyên liệu bình quân ở các vùng mía khác trong cả nước. Trong khi đó giá bán sản phẩm đường cát tuy có cao hơn mặt bằng chung nhưng không đáng kể. Phải chăng đây là nguyên nhân chính khiến các NM đường khu vực hoạt động không hiệu quả. Do đó, giải pháp quan trọng lúc này là phân định, xác lập vùng nguyên liệu riêng cho từng NM và hạn chế tối đa việc các NM hợp đồng thu mua nguyên liệu thông qua trung gian.

Theo nhận định của Bộ NN- PTNT, vụ sản xuất mía đường 2008-2009 ngành mía đường vẫn còn đối mặt nhiều thách thức. Diện tích trồng mía giảm, nhưng lại có thêm 2 NM hoạt động và một số NM mở rộng công suất, giá VTNN tăng ảnh hưởng tới quá trình canh tác, chăm sóc mía của nông dân. Từ đó dẫn tới năng suất mía không đạt như dự kiến, bình quân khoảng 57 tấn/ha nên hiệu quả cây mía thấp hơn một số cây trồng khác. Mặt khác, việc ứng dụng các TBKT về giống rất chậm chạp, cơ sở hạ tầng nhất là thuỷ lợi còn hạn chế, việc khống chế đường nhập lậu còn phức tạp. Tất cả những khó khăn đó sẽ đẩy các NM đường vào một cuộc đua tốn kém sức lực.

"Nước ta đã hội nhập kinh tế, do vậy sắp tới chúng ta không thể đổ cho đường nhập lậu cạnh tranh mà ngay từ bây giờ các NM đường phải tính toán sản xuất hạ giá thành như thế nào để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm đường cát ngoại nhập".

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “So với các vùng khác trong cả nước, cho đến nay sản xuất mía đường ở ĐBSCL vẫn khó khăn nhất. Vùng nguyên liệu chồng lấn, có nơi như Hậu Giang có tới 3 NM cùng thu mua nguyên liệu trên một địa bàn. Việc các NM thu mua nguyên liệu thông qua thương lái chưa được tổ chức tốt, thương lái mua mía như đi chợ mua cá. Nông dân trồng mía và NM chưa có sự gắn kết nào, không phân định được trách nhiệm. Hơn nữa cần nhận thấy rằng tại ĐBSCL năng suất mía thường không cao. Các NM đường không tập trung lo xây dựng vùng nguyên liệu ngay từ bây giờ thì diện tích trồng mía sẽ giảm rất nhanh. Và sẽ là thách thức nếu các NM không liên kết với nhau thì chỉ cùng đưa nhau vào ngõ cụt”.

Tại hội nghị nhiều lãnh đạo các NM đường trong khu vực đã đồng thuận việc cần tổ chức liên kết sản xuất và có sự cam kết, xác lập trách nhiệm cụ thể của từng NM gắn kết với xây dựng vùng nguyên liệu. Về giải pháp cụ thể sắp tới, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đề nghị các NM đường ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng…CPH ngay trong năm 2009, tính toán khả năng nâng công suất phù hợp với vùng nguyên liệu tại chỗ. Các tỉnh ưu tiên bán nguyên liệu cho NM tại địa phương đăng ký đúng theo năng lực tiêu thụ. Riêng với những tỉnh thừa mía như Hậu Giang, Sóc Trăng thì chính quyền sẽ phân bổ theo nhu cầu đăng ký của các nhà NM đường ở tỉnh khác. Các NM này phải cam kết xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua theo hợp đồng. Về tổ chức thu mua phải chấm dứt tình trạng để mặc cho thương lái mua gom trôi nổi mà phải thu mua theo vùng nguyên liệu đã đăng ký.

Xem thêm
Giá ca cao thế giới lập kỷ lục mới, tăng hơn 3 lần năm trước

Giá ca cao đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong ngày 26/3, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế ở Tây Phi, nơi chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Truoo Pet Care gây ấn tượng mạnh tại triển lãm Petfair Vietnam 2024

Đến với triển lãm lần này, Truoo Pet Care mang đến 4 dòng sản phẩm chính cho thú cưng và hàng loạt các trải nghiệm, phần quà miễn phí tại gian hàng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất