| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Giết mổ tập trung - chuyện xa vời

Thứ Ba 02/04/2019 , 15:15 (GMT+7)

Bến Tre là một trong các địa phương có đàn vật nuôi gia súc, gia cầm đứng đầu ĐBSCL với số lượng đàn heo dao động khoảng 600.000 con.

hot-dong-giet-mo-duoc-kiem-sot-theo-quy-trinh-nghiem-ngt111610926
Hoạt động giết mổ được kiểm soát theo quy trình nghiêm ngặt

Hoạt động giết mổ diễn ra khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, tỉnh còn nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác kiểm soát...
 

Hơn 200 điểm giết mổ nhỏ lẻ

Ông Trần Quang Thái, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre cho biết, tỉnh đang tuyên truyền vận động người dân thực hiện giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Toàn tỉnh mới chỉ có 5 lò mổ tập trung tại 3/8 huyện, thành phố và còn khoảng 200 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Các lò mổ tập trung chỉ thực hiện giết mổ khoảng 5-20 con heo/ngày.

TP. Bến Tre có 3 lò mổ tập trung, huyện Châu Thành có 1 và huyện Mỏ Cày Nam có 1. Ông Thái cho biết: “Đây là các điểm tập trung nhiều gia súc, gia cầm và thực hiện hoạt động giết mổ nhiều nhất của tỉnh. Về cơ bản các lò đã kiểm soát ATTP và kiểm dịch động vật cho trên 90% sản phẩm thịt động vật giết mổ trên thị trường tỉnh”.

Tuy nhiên, tại 200 điểm giết mổ nhỏ lẻ thì sự giám sát của lực lượng thú y chưa tốt và tinh thần tự giác của người dân, tiểu thương tham gia giết mổ chưa được nâng cao. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh, giết mổ ATTP. 

Hiện mỗi trạm Chăn nuôi và Thú y chỉ có 3 biên chế thay phiên làm việc. Với số lượng điểm giết mổ quá nhiều thì các trạm gặp không ít khó khăn. Hơn nữa, không mấy DN mặn mà đầu tư xây dựng lò mổ tập trung theo hướng hiện đại, tiến độ thực hiện quy hoạch các điểm giết mổ nhỏ tập trung là rất chậm.

Khảo sát tại ấp An Hòa (xã An Hiệp, huyện Châu Thành), tiểu thương N.T.M cho biết: “Chúng tôi được huyện quy hoạch vô lò mổ Tân Tân (ấp Trường Đa). Tuy nhiên, tôi cũng như nhiều bà con ở đây thiếu vốn nên tận dụng cơ sở vật chất cũ cho đỡ tốn kém. Đến lò mổ Tân Tân thì xa, chúng tôi mổ 1, 2 con/ngày chi phí vận chuyển, giết mổ dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/con thì bán không có lời. Ai chấp hành tốt, thì cũng vướng phải giờ giấc, thức đêm hôm, vì lò mổ hoạt động từ 1 - 3h sáng…”.

cn-bo-thu-y-dong-du-len-heo-d-kiem-dich11161189
Đóng dấu heo đã kiểm dịch
"Chúng tôi khuyến khích bà con vào cơ sở giết mổ tập trung để đảm bảo ATTP. Nếu không vào cơ sở thu gom thì chúng tôi sẽ kiểm tra, nhắc nhở. Việc giết mổ mất vệ sinh thì huyện sẽ thực hiện biện pháp mạnh hơn là rút giấy phép kinh doanh. Năm ngoái huyện đã xử lý một vài trường hợp vi phạm”, ông Thiết nói.

Đó cũng là các vấn đề mà các tiểu thương ở huyện Châu Thành cũng như hầu hết tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh gặp phải. Được biết trước đây huyện Châu Thành có 2 lò giết mổ tập trung, gần đây 1 lò đã phải đóng cửa do ít tiểu thương tham gia. Phần lớn họ cho rằng thu phí cao.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng NN-PTNT Châu Thành cho biết, trước đây huyện đã họp bàn để đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào lò mổ tập trung nhưng vẫn chưa thống nhất được. Tiểu thương cho rằng phí giết mổ cao, đường sá xa xôi, số lượng mổ ít, đầu tư khâu gọng heo chờ mổ…
 

Nỗ lực kiểm soát

Trước ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã ảnh hưởng đến tâm lý sử dụng thịt heo của người tiêu dùng. Đây là bài toán rất nan giải đối với ngành chuyên môn tỉnh Cà Mau.

Ghi nhận của PV, tỉnh Cà Mau đang làm tốt công tác quản lý, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc. Sản phẩm được kiểm dịch chặt chẽ trước khi xuất bán ra thị trường.

Toàn tỉnh có 29 cơ sở giết mổ tập trung, trong đó có 2 lò giết mổ gia cầm, 3 lò giết mổ trâu, 1 lò giết mổ dê... Tất cả các cơ sở đều thực hiện giết mổ theo trên dây chuyền bán thủ công, chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Tuy nhiên, hiện nhu cầu sử dụng thịt heo của người tiêu dùng rất hạn chế do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.

Trước đây lò giết mổ gia súc Vũ Biển (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) cung cấp cho thị trường từ 30-40 con heo tương đương từ 24-32 tấn thịt/ngày. Ông Vũ Biển, chủ lò giết mổ nói: “Cơ sở cung cấp 100% thịt heo sạch, được cán bộ thú y kiểm ra nghiêm ngặt, có gắn mã vạch đầu vào và dấu kiểm soát giết mổ đầu ra, đảm bảo ATTP. Nhưng hiện nay, sức mua thấp, nên lượng giết mổ cũng giảm”.

hien-cc-tinh-dbscl-dng-siet-cht-hot-dong-giet-mo-de-dm-bo-vsttp-truoc-dtlcp-hien-ny111611292
Siết chặt hoạt động giết mổ để đảm bảo ATTP

Ông Nguyễn Xuân, tiểu thương chuyên kinh doanh thịt heo sạch – ngụ phường 2, TP. Cà Mau cho biết: “Cơ sở của tôi chuyên kinh doanh thịt heo sạch. Trước khi giết mổ đều được cán bộ thú y, kiểm tra chặt chẽ và đóng dấu kiểm dịch. Bình thường, cửa hàng tiêu thụ mỗi ngày 2 - 3 con heo, nay 1 con cũng không bán hết". 

Năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau đã kiểm soát giết mổ trên 193.000 con heo, 946 con trâu và 131.350 con gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong tỉnh. Để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, ngành thú y tỉnh đang đẩy mạnh kiểm soát vận chuyển, quản lý chặt hoạt động giết mổ.

Đồng thời tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chấp hành nghiêm các quy định chăn nuôi an toàn. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hoạt động kiểm soát thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau cho biết: “Thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng lây lan nhanh, đơn vị đã cử cán bộ chốt chặn 24/24h tại các tuyến đường chính, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời heo mắc bệnh vào thị trường tỉnh. Đơn vị sẽ tiếp tục triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Khi vật nuôi mắc bệnh phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất, để kịp thời ngăn chặn, tránh lây lan”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm