| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL "loạn" lúa giống

Thứ Ba 08/10/2013 , 10:52 (GMT+7)

Nhu cầu giống cho cánh đồng mẫu lớn rất cao, song giống cấp xác nhận không đủ đáp ứng, thị trường cung ứng trở nên hỗn độn.

Dù tiêu thụ lúa gạo chưa thuận lợi, nhưng nhu cầu giống tốt cho vụ ĐX ở ĐBSCL vẫn rất cao. Điều bất cập là khi cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đặt hàng nhiều, song giống cấp xác nhận (XN) không đủ đáp ứng, thị trường cung ứng trở nên hỗn độn.

Lúa thịt làm lúa giống

Ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đã khuyến cáo nông dân áp dụng TBKT “1 phải 5 giảm” vào SX; đặc biệt chú trọng khâu giống. Nghĩa là chọn giống tốt, sử dụng giống XN là tiêu chí số 1. Hiệu quả sử dụng giống XN làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa, giúp nông dân giảm chi phí SX.

Nấm sau mưa

Đặc biệt gần đây các DN thực hiện liên kết CĐML đã nhận ra việc chọn sử dụng giống lúa XN độ thuần cao sau khi thu hoạch, chế biến, phẩm chất gạo đồng nhất, giá trị cao; dễ tạo dựng thương hiệu có uy tín. Việc xây dựng CĐML sử dụng 1 hoặc 2 giống lúa tốt, cấp XN là đòi hỏi cấp bách. Dù còn khoảng 2 tháng mới gieo sạ vụ ĐX, song DN đã lo tìm đơn vị cung ứng giống có uy tín đặt hàng.

TP Cần Thơ hiện có 4 - 5 DN có nhu cầu đặt hàng lúa giống XN với số lượng lớn. DN T.A chọn giống lúa thơm ST20 ở Sóc Trăng. Một số DN khác chọn giống lúa Jasmine 85 ký kết CĐML. Giám đốc Cty S.H đến đặt hàng Viện Lúa ĐBSCL 500 tấn lúa giống XN… Tất nhiên, cùng một lúc đặt hàng một vài giống lúa đang “sốt” trên thị trường thì phía Viện không thể đáp ứng.

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, nhờ tập trung nhiều đơn vị nghiên cứu, SX cung ứng giống cây trồng, vật nuôi đóng trên địa bàn như Viện Lúa ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ, Trung tâm Giống cây trồng-vật nuôi-thủy sản TP Cần Thơ và 2 khu có thể SX giống cho sản lượng lớn ở Nông trường Cờ Đỏ, Sông Hậu… cùng hệ thống nhân giống lúa 3 cấp đã định hình nên nông dân có thuận lợi lựa chọn giống.

Cần Thơ hiện có trên 45 cơ sở SX cung ứng lúa giống, đến năm 2012 SX hơn 4.600 ha lúa giống, đạt sản lượng 27.800 tấn, tăng 12% so với năm 2011. Trong đó, hơn 21 ha SX giống siêu nguyên chủng, 494 ha SX giống nguyên chủng và hơn 4.000 ha SX giống cấp XN1 và XN2.


Cách nào phân biệt và chọn mua giống lúa tốt

Tỷ lệ nông dân chuộng sử dụng giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm 80%. Chính vì nhu cầu tăng nên hoạt động SX lúa giống mang lại hiệu quả, mang lại thu nhập trên 52 triệu đồng/ha, lợi nhuận 36 triệu đồng/ha.

Đó là lý do vì sao trên quốc lộ 91, từ cầu Ô Môn về Thốt Nốt và đoạn rẽ vào Viện Lúa ĐBSCL nở rộ hàng loạt DN và cơ sở kinh doanh lúa giống. Tuy nhiên chất lượng giống ra sao, ai kiểm định, chứng nhận, sử dụng không đạt yêu cầu thì ai chịu trách nhiệm... là câu chuyện dài còn để ngỏ.

Lúa thịt giá cao

Quanh khu vực Viện Lúa ĐBSCL có hơn 15 cơ sở kinh doanh lúa giống, một số DN treo bảng hiệu quảng cáo giống chất lượng cao và nhiều cơ sở dạng hộ gia đình. Trong đó có cơ sở còn “nổ” là bán lúa giống siêu nguyên chủng, trong khi chỉ có Viện Lúa ĐBSCL làm ra. Không có ý “vơ đũa cả nắm”, nhưng trong số cơ sở bán lúa giống nhiều như vậy, có không nhiều địa chỉ SX buôn bán có uy tín.

Bởi, chỉ cần một vài giống lúa sốt hàng, lập tức sẽ có một số cơ sở làm ăn “ma giáo”, sẵn sàng lấy lúa thịt (lúa để ăn) đóng bao, ghi nhãn hiệu lúa chất lượng cấp XN để lừa người mua. Và tất nhiên giá bán rất cạnh tranh, luôn thấp hơn 1.500 - 2.000 đồng/kg so với lúa giống XN có kiểm định chất lượng.

Anh L.V.T trước đây là tài xế cho một cơ sở chuyên bán lúa giống B.N ở Thốt Nốt (Cần Thơ) kể: Cách đây 2 năm khi tôi còn là tài xế xe tải của cơ sở B.N. Chủ cơ sở bảo tôi đến nhà nông dân chở lúa giống nhưng thật ra đến mua lúa thịt. Lúa chở về cơ sở, đưa vào lò sấy, sau đó đưa vào máy làm sạch và khử lẫn không còn hạt lép rồi đóng bao bán ra thị trường.

Quy trình “làm” giống quảng cáo chất lượng cao là như thế. Mỗi khi chuẩn bị nguồn hàng lúa giống, cứ 10 chuyến xe tải về cơ sở là có tới 6 - 8 xe mua lúa thịt về “tái chế” thành lúa giống.

Từng là một người ham mê làm lúa giống một thời, ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú (An Giang) - chủ cửa hàng bán lúa giống, thổ lộ: Tôi thường đến Viện Lúa ĐBSCL và các DNSX có uy tín mua lúa giống về bán. Mỗi vụ cung ứng 100-120 tấn giống là chuyện thường. Nhưng năm ngoái, bán cả 3 vụ chưa được 30 tấn.

Vì sao? Bây giờ nhà nhà làm giống, cơ sở bán lúa giống mọc lên như nấm. Họ cạnh tranh mua bán chộp giật dẫn đến thị trường đầy rẫy giống kém chất lượng, gây thiệt hại cho DNSX lúa giống làm ăn đàng hoàng và hậu quả cuối cùng nông dân lãnh đủ!

Ông Nguyễn Thiện Tâm, GĐ Cty TNHH Dịch vụ - nghiên cứu SX giống cây trồng Bình Minh (An Giang) thở dài: "Trước đây mỗi năm Cty liên kết SX bình quân trên 500 ha, cung cấp ra thị trường 4.000 tấn lúa giống, thị trường tiêu thụ khắp ĐBSCL và XK sang Campuchia hơn 300 tấn/năm, doanh thu gần 20 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên năm 2012 Cty lỗ gần 4 tỷ đồng bởi cạnh tranh không lại với các cơ sở tự phát mới “ra lò”. Hậu quả có một vài giống lúa chưa bán được, khi qua vụ còn tồn sản lượng lớn đành phải bán với giá lúa thịt".

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất