| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Mặn đẩy ngọt

Thứ Hai 09/03/2009 , 09:30 (GMT+7)

Các tỉnh ĐBSCL đang hứng chịu một diễn biến bất thường của thời tiết so với mấy năm qua.

* Mặn đã vào sâu hơn 70km

Hiện tượng nước mặn xâm nhập sớm, len lỏi sâu theo kênh rạch vào đất liền đang là vấn đề nổi cộm ở ĐBSCL

Các tỉnh ĐBSCL đang hứng chịu một diễn biến bất thường của thời tiết so với mấy năm qua. Đó là hiện tượng nước mặn xâm nhập sớm, len lỏi sâu theo kênh rạch vào đất liền kèm theo gió chướng.

Ở một số địa phương thuộc các tỉnh ven biển còn xuất hiện mưa trái mùa như vùng bán đảo Cà Mau. Trong khi đó, vụ lúa ĐX trong vùng đang thu hoạch rộ, còn các tỉnh ven biển bắt đầu vụ nuôi tôm mới. Người dân ở các địa phương bắt đầu thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Theo Viện KHTL Miền Nam, từ tháng 3 đến tháng 4/2009, tình trạng hạn và mặn xâm nhập tại ĐBSCL sẽ cực kỳ gay gắt. Độ mặn từ 1%o đến 4 %o có thể xâm nhập sâu vào các tỉnh ven biển ĐBSCL từ 50 - 65km và tháng 5 có thể vào sâu khoảng 70km. So với vào mùa khô năm 2008, ở ĐBSCL nước mặn xâm nhập sâu gần 65km.

Hiện nay tình trạng hạn và mặn xâm nhập sớm đã gây tác động bất lợi cho SXNN. Theo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Tiền Giang, từ những ngày cuối tháng 2/2009 nước mặn đã theo các cửa sông len vào vào kênh rạch. Ở huyện Gò Công nước mặn lấn sâu vào đất liền đến hơn 30km. Do vậy, tỉnh Tiền Giang đã đóng hơn 40 cống ngăn mặn ở huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây để bảo vệ khoảng 30.000 ha lúa ĐX đang trổ bông.

Tại Bến Tre, nước mặn đã bò đất liền khoảng 40km và mon men vào thị xã Bến Tre. Nước trên các sông Hàm Luông, sông Cửa Đại, sông Cổ Chiên đã bị nhiễm mặn 3%o đến 5%o. Nước mặn lấn sâu đang đe dọa vườn cây ăn trái của các huyện Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách. Nhiều cánh đồng ở huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày sắp cạn khô. Những ao nước trong vườn đang cạn dần và nổi rêu xanh.

Rừng khô, nước kiệt 

Dù đầu tháng 3 tại một số tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau xuất hiện mưa trái mùa, giải hạn bớt những đợt nắng nóng căng thẳng nhưng khô hạn đã trở lại ngay lập tức. Hiện mực nước trên các dòng sông của huyện U Minh và Trần Văn Thời xuống thấp tệ hại. Chi cục KL báo động có khoảng 7.000 ha trong số 38.000 ha rừng đang sắp khô nước, ở mức báo động cháy cấp II.

Bên cạnh nỗi lo phòng cháy rừng tràm U Minh, ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp có diện tích rừng tràm lớn được cung cấp nước chủ yếu từ vùng nước ngọt sông Tiền, sông Hậu. Song hiện thời nước trên các sông rạch dẫn từ các sông lớn vào rừng đang mùa kiệt khiến cho việc canh giữ rừng căng thẳng. 

Còn ở Trà Vinh giáp hai mặt sông Tiền và sông Hậu và cận kề các cửa sông đổ ra biển nên nước mặn càng dễ dàng xâm nhập. Tại khu vực vàm Cầu Quan, huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) độ mặn đo được hiện thời đã tới 3,7 %o. Tỉnh Trà Vinh đã đóng các cửa cống đầu mối ngăn mặn nhập sâu vào nội đồng. Trong khi đó về Sóc Trăng, Bạc Liêu, từ tháng 2/2009 nước mặn đã dấn sâu vào tới ngã tư Ninh Quới, huyện Hồng Dân, đe dọa khu vực vùng ngọt sản xuất lúa ổn định 5.500 ha. Đặc biệt tại khu vực Tha Na Rộn, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, nhiều nông dân còn lo lắng hơn, vì còn 32.000 ha lúa đang trổ đòng, tới cuối tháng 3 mới thu hoạch.

Ở Kiên Giang, vào mùa hạn mặn nỗi lo thường trực của người dân vẫn là chuyện thiếu nước ngọt để ăn uống, sinh hoạt và tưới tiêu cho vùng trồng rau màu. Hiện tại TP Rạch Giá, nước mặn đã xâm ngập sâu vào đất liền, đẩy nước ngọt trên sông Cái Sắn và kênh Rạch Giá - Hà Tiên ra xa hơn. Khu vực trồng rau ở phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá cũng đang gặp khó khăn về nước tưới vì nước mặn đã xâm ngập đến kênh thủy lợi phía Nam. Vùng trồng màu ở Hòn Đất, Tân Hiệp, bà con nông dân đã buộc phải ngưng sản xuất vụ rau màu XH vì không còn nước ngọt.

Theo những người cao niên và những nông dân giàu kinh nghiệm, thời tiết khí hậu ở ĐBSCL trước đây mưa thuận gió hòa. Những những năm gần đây diễn biến thời tiết trong vùng hai mùa mưa- nắng không còn phân định rõ rệt. Các cơ quan chuyên ngành khoa học cần vào cuộc nghiên cứu.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm