| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nguy cơ xóa sổ vườn nhãn

Thứ Ba 02/08/2011 , 13:10 (GMT+7)

ĐBSCL hiện có trên 11.572 ha/khoảng 60.000 ha nhãn đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Nhãn bị bệnh chổi rồng, năng suất giảm 30-50%, nhiều nơi mất trắng.

* Thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng

ĐBSCL hiện có trên 11.572 ha/khoảng 60.000 ha nhãn đang bị nhiễm bệnh chổi rồng - TS Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho biết. Nhãn bị bệnh chổi rồng, năng suất giảm 30-50%, nhiều nơi mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Cát, ấp Phong Phú, xã Phong Nẫm, Kế Sách, Sóc Trăng chia sẻ: Nhãn là cây trồng chủ lực của nhà vườn sống trên mảnh đất cù lao bên dòng sông Hậu. Thế nhưng hai năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã cướp mất nguồn thu lớn của nhà nông. Nhãn ra hoa là bị dính bệnh chổi rồng. Nhà vườn rất cần nhà khoa học tìm ra giải pháp điều trị.

Ông Nguyễn Thanh Sơn ở cù lao Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre nói: Nhà vườn không thể xác định được nguyên nhân nào gây ra căn bệnh kỳ lạ này và cũng không biết phải làm sao để phòng, trị bệnh dù mọi người đã tốn rất nhiều công sức, tiền của.

Ông Huỳnh Văn Nhỏ, ở tổ 13, ấp An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp nói: Cả chục năm nay gia đình sống nhờ mấy chục gốc nhãn, hai năm nay mùa nào cũng đổ vô bạc triệu mua thuốc xử lý nhưng vẫn không tránh được bệnh chổi rồng. Chỉ còn giải pháp duy nhất là đốn bỏ, trồng cây khác. Ông Nhỏ chỉ là một trong số hơn 11.600 hộ dân trồng nhãn của huyện Châu Thành đang điêu đứng bởi bệnh này.

Còn Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, Tiền Giang cho biết: Toàn huyện hiện có 3.680 ha nhãn nhưng có đến 3.550 ha nhiễm bệnh chổi rồng. Nhiều nông dân cho hay, bệnh chổi rồng xuất hiện từ năm 2008 nhưng không có thuốc trị, không rõ nguyên nhân nên lây lan khắp nơi, đến nay toàn bộ các vườn nhãn đều bị nhiễm bệnh, nặng nhất là các xã An Nhơn, An Hiệp, Tân Nhuận Đông, thị trấn Cái Tàu Hạ, Phú Hựu, An Phú Thuận. Các vườn nhãn bệnh giảm năng suất 80-90%, nhiều vườn thất thu hoàn toàn.

Bệnh chỉ xuất hiện trên giống nhãn tiêu da bò, loại nhãn đang được nhà vườn trồng nhiều nhất vì được thu mua xuất khẩu. Nhãn vừa đâm bông thì cả chùm bông quéo lại rồi sau đó héo khô, xịt đủ loại thuốc cũng không trị được. Ước tính của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành - Tiền Giang: Nếu tính giá nhãn bình quân hiện nay 10.000 đồng/kg, thì nhà vườn trong huyện mất trắng từ 450 tỉ đồng đến 500 tỉ đồng bởi bệnh chổi rồng.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Tổng Giám đốc Cty Chế biến nông sản xuất khẩu Long Giang, chuyên xuất khẩu nhãn sang châu Âu cho biết:

Từ cuối năm 2010 đến nay nguồn nhãn nguyên liệu luôn thiếu hụt. Công ty thu mua không đủ nhãn nguyên liệu để xuất khẩu dù có thời điểm nâng giá thu mua lên gần 20.000 đồng/kg. Chúng tôi phải ngưng nhận hợp đồng xuất khẩu nhãn, chuyển sang chế biến các loại trái cây khác. Rất nhiều khách hàng quen thuộc vẫn gửi e-mail, gọi điện thoại đặt hàng trái nhãn và chúng tôi phải từ chối vì không có nguồn cung.

Ở huyện Cái Bè, Tiền Giang, có 1.700 ha nhãn cũng đang bị bệnh chổi rồng tấn công mạnh. Ông Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè cho biết: Hơn 70% diện tích nhãn đã bị bệnh, năng suất trái giảm đến 80-90%. Ông Hoa tính: Bình quân 1 ha nhãn cho sản lượng 15 tấn thì năm nay các chủ vườn đã mất trắng hàng trăm tỉ đồng. Các nhà khoa học nghi ngờ nhện lông nhung là tác nhân truyền bệnh và cũng đã hướng dẫn nhà vườn dùng thuốc diệt nhện nhưng bệnh vẫn không giảm.

Nông dân trồng nhãn ở huyện Cầu Kè, Trà Vinh cũng bí cách phòng trừ căn bệnh quái ác này. Hiện tại, toàn huyện có khoảng 2.500 ha nhãn, tập trung ở các xã Ninh Thới, Hòa Tân, An Phú Tân, Tam Ngãi, Phong Phú và Hòa Ân. Thế nhưng, hiện tại đã có trên 70% diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất từ 45-50%. Theo ước tính của ngành nông nghiệp huyện, bệnh chổi rồng đã cướp đi thu nhập của nhà vườn phải trên 200 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Lê Vinh, Chủ tịch UBND xã Hòa Tân, Cầu Kè, Trà Vinh cho biết: Ấp An Lộc thuộc xã có trên 130 ha diện tích vườn cây ăn trái, trong đó nhãn chiếm khoảng 80% và 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã nhiễm trên toàn bộ diện tích và cây đang chết dần. Nhiều hộ dân chọn giải pháp đốn cây lớn để trồng lại vẫn bị bệnh chổi rồng. Bệnh đang làm cho nhiều nhà vườn giảm thu nhập rất lớn và khó có vốn để tái khôi phục vườn nhãn. 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm