| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nước lũ dâng cao vùng hạ lưu

Thứ Tư 09/10/2013 , 10:32 (GMT+7)

Trong 2 ngày 7-8/10, thời tiết các tỉnh vùng ĐBSCL diễn biến khá phức tạp.

+ Ngập nội ô các TP Cần Thơ, Long Xuyên

Trong 2 ngày 7-8/10, thời tiết các tỉnh vùng ĐBSCL diễn biến khá phức tạp. Do ảnh hưởng vùng áp thấp từ Vịnh Thái Lan, gió mùa tây nam thổi mạnh gây mưa lớn cùng với tác động triều cường đầu tháng 9 âm lịch và nước lũ đầu nguồn đổ về trên sông Tiền, sông Hậu, dồn về khu vực hạ lưu và vùng trũng Tứ giác Long Xuyên lên nhanh.

Bảo vệ lúa thu đông

Ngày 7/10, tại khu đê bao bảo vệ 2.600 ha lúa thuộc xã Thường Thới Tiền và Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) nông dân và dân quân địa phương tất bật lo gia cố đê bao bảo vệ lúa.

Tuy mực nước bên ngoài khu đê còn thấp hơn mặt đê khoảng 50 cm, nhưng nông dân vẫn chưa an tâm. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp, nước lũ tại khu vực đầu nguồn đang lên, đạt đỉnh vào khoảng ngày 6-8/10 và xấp xỉ mức báo động III. Mực nước tại huyện đầu nguồn Hồng Ngự mỗi ngày lên trên 10 cm kèm theo mưa dầm kéo dài khiến dân làm lúa TĐ lo lắng.

Ông Đoàn Trí Vững, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, năm nay diện tích xuống giống ngoài vùng quy hoạch tăng cao hơn các năm trước. Theo quy hoạch, vụ lúa TĐ năm nay Đồng Tháp có khoảng 120.000 ha nằm trong các ô bao an toàn. Nhưng tính đến ngày 4/7 diện tích lúa TĐ đã tăng lên 140.000 ha.


Ra sức gia cố đê bao để bảo vệ lúa TĐ ở Đồng Tháp

Một số nơi làm lúa TĐ ngoài đê bao tập trung các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự… đang bị ảnh hưởng lũ đầu nguồn đổ về uy hiếp. Tuy nhiên, Chi cục BVTV Đồng Tháp cho biết, đến nay lúa TĐ thu hoạch trên 120.000 ha. Vùng lúa còn lại nằm trong đê bao khá an toàn đang trổ chín.

Trong khi các huyện thuộc vùng hạ lưu như: Đồng Tháp Mười, Cao Lãnh, Lai Vung có kế hoạch xuống giống lúa ĐX sớm 10.000 ha, nhưng dè dặt trước diễn biến lũ mới xuống giống được 1.000 ha.

Ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang, cho biết: Vụ lúa TĐ năm nay toàn tỉnh xuống giống 160.000 ha nằm trong 391 tiểu vùng đê bao an toàn, trong đó có 29 tiểu vùng được mở mới. Phần lớn diện tích lúa TĐ các huyện trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, dự kiến trong 1 tháng nữa sẽ thu hoạch. Riêng hai huyện Châu Phú và Châu Thành xuống giống lúa TĐ trễ và đang trong giai đoạn mạ.

Ngập cục bộ theo triều

Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn An Giang, mực nước đo được ngày 7/10 đã vượt báo động III tại Chợ Mới 316 cm, Long Xuyên 264 cm; tại Tân Châu, Châu Đốc, Xuân Tô, cầu sắt 13 (An Giang) đã vượt mức báo động II.

Dự báo đến ngày 9/10 tại Tân Châu có dấu hiệu giảm 3 cm so với ngày 7/10, nhưng các điểm còn lại đều tăng lên. Trong 5 ngày tới mực nước sông Tiền, sông Hậu biến đổi chậm, trong vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên còn tiếp tục lên theo lũ và triều.

Trong 2 ngày vừa qua, nước dâng cao trên sông Hậu làm ngập cục bộ một số tuyến đường tại các đô thị lớn như TP Cần Thơ, TP Long Xuyên. Nước lên ngập lụt và rút theo triều. Một số tuyến đường nội ô thuộc quận Ninh Kiều như đầu đường 91B - giao lộ ngã tư đường 3/2; đường Hòa Bình, Trần Văn Khéo, Trần Phú… bị ngập tràn mặt lộ.


Bơm nước chống úng cho lúa

Theo dõi diễn biến nước lũ, ông Phạm Văn Quỳnh - Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, mực nước dâng vượt báo động III, hơn cùng kỳ năm 2012. Mức đỉnh lũ có thể xuất hiện trong con nước rằm tháng 9 âm lịch. Đến nay trên địa bàn thành phố chưa có thiệt hại nào đáng kể, nước rút theo triều nên không gây gián đoạn giao thông kéo dài.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang cho biết, vào 21h tối 7/10, một số tuyến đường ở TP Long Xuyên bị ngập như: Ngã ba Lý Thái Tổ với Trần Hưng Đạo hướng về phà An Hòa ngập sâu 20-30 cm, ngã ba Lý Thái Tổ với Chu Văn An ngập sâu 15-25 cm, đường Yết Kiêu đoạn từ đường Trần Hưng Đạo vào khoảng 50m ngập sâu 10-20 cm.

Tại số nhà 329 Hùng Vương ngập sâu 15-25 cm, đường Lý Thái Tổ đoạn qua chùa Quảng Tế ngập sâu 15-25 cm. Đường Nguyễn Thượng Hiền ngập sâu 10-20 cm. Đường Đinh Công Tráng – Cao Thắng – Tôn Thất Thuyết ngập đoạn gần đường Thái Phiên với độ sâu 5-20 cm. Đường Nguyễn Du đoạn gần Đinh Tiên Hoàng ngập 10-15 cm và nhiều đoạn đường khác ngập nhẹ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm