| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Thờ ơ với dịch

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:14 (GMT+7)

ĐBSCL thời điểm này dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long, thế nhưng người dân vẫn còn rất thờ ơ.

Người dân gần ổ dịch rất thờ ơ với dịch cúm
ĐBSCL thời điểm này dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long, thế nhưng người dân vẫn còn rất thờ ơ.

Sau 3 ngày tiêu hủy 262 con vịt 70 ngày tuổi của ông Nguyễn Thành Phước (còn gọi là Giàu), ấp Đông Bình B, xã Đông Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long dương tính với H5N1, chúng tôi quay trở lại khu vực này, thật bất ngờ thấy người dân cũng như chính quyền sở tại đều thờ ơ, không một biểu hiện lo lắng cũng như động thái phòng chống dịch nào.

Nguyên nhân đàn vịt của ông Phước bị dịch cúm là do không được tiêm phòng. Ông nói, lúc vịt còn nhỏ tôi đã có báo cáo với thú y xã nhờ đến tiêm phòng nhưng cán bộ thú y cho hay là hết thuốc (vacxin) và hết đợt tiêm phòng. Đàn vịt 780 con, 70 ngày tuổi, sắp bán thì bị dịch cúm chết dần, số còn lại phải hủy sạch, thiệt hại hơn 31 triệu đồng. Số tiền đầu tư nuôi vịt là do vợ ông đi vay 15 triệu của Hội phụ nữ xã và tiền mượn của bà con. Gia đình nghèo, không đất sản xuất, nay dịch cúm đã hủy sạch không biết tiền đâu để trả nợ.

Khi chúng tôi tiếp xúc với ông Phan Thành Ngon, PCT UBND xã Đông Bình để tìm hiểu tình hình thì vị phó chủ tịch nói: “Chưa thể cung cấp thêm thông tin gì cho PV về đàn vịt của ông Giàu (Phước) đã chết vì hiện tại địa phương chưa nhận được bất cứ thông tin chính xác liên quan đến đàn vịt của ông đã tiêu hủy”. Hỏi ông Ngon số liệu tổng đàn gia cầm của xã thì ông nói: “Chúng tôi đang cho cán bộ thống kê lại đàn gia cầm tại địa phương và lượng gia cầm chạy đồng”. Hay thật, dịch bệnh đã tái phát, lẽ ra địa phương phải thống kê và kiểm soát chặt tình hình du nhập của gia cầm, đằng này dịch xảy ra trên địa bàn rồi nhưng cán bộ của xã lại nắm bắt rất lơ mơ.

Trước đó, nhận định của ông Mai Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Thú y trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm (DCGC) tại Vĩnh Long trung tuần tháng 2/2012, lúc chưa xảy ra ổ dịch cúm tại hộ ông Phước: Nguy cơ xuất hiện dịch và lây lan diện rộng ở khu vực ĐBSCL những ngày tới là rất cao do dịch chuyển vịt chạy đồng. Thực tế, trên nhiều cánh đồng lúa đông xuân mới thu hoạch ở Vĩnh Long hiện có rất nhiều đàn vịt chạy đồng mà kể cả người chủ đất vẫn không biết chủ vịt là ai.

Ông Nguyễn Văn Đông, ấp An Hòa A, xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, Vĩnh Long chia sẻ: Nghe đài báo tỉnh đưa tin đã tái phát DCGC, gia đình cũng hơi lo đối với những đàn vịt chạy đồng đang chăn thả gần nhà và trên đồng. Hiện tại, 6.000 m2 đất ruộng vừa thu hoạch lúa đông xuân xong, vịt tràn vào ăn lúa rụng nhưng tôi không biết chủ vịt là ai. Còn chính quyền địa phương có quản lý được các ông chủ vịt chạy đồng về đây hay không thì tôi không rõ.

Tiếp tục ghi nhận thực tế tại nhiều địa phương, chúng tôi thấy công tác phòng, chống DCGC còn rất lơ là, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cách ổ dịch của ông Giàu hơn 100 m là khu dân cư ngay chân cầu Trà Và Lớn, huyện Bình Minh, Vĩnh Long, bà con nuôi vịt thả rông, vịt hơn 1 tháng, tất cả đều chưa được tiêm phòng. Tại các chợ huyện, xã thì tình trạng buôn bán gia cầm sống cũng hết sức nguy hiểm. Hầu hết người kinh doanh gia cầm ở các chợ vẫn chưa cảnh giác cao với dịch cúm, gà, vịt làm sẵn, không dấu kiểm dịch bày bán tràn lan...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm