| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Tốc độ sụt lún ngày càng cao

Thứ Bảy 23/11/2019 , 19:03 (GMT+7)

Theo số liệu vệ tinh mới, trong 4 năm qua, tốc độ sụt lún ở ĐBSCL không hề giảm, với mức độ từ 2 - 4 cm/năm. Một số nơi sụt lún đất cao hơn 5-7 lần so với mực nước biển dâng.

Sạt lở và sụt lún đất gây thiệt hại các công trình xây dựng ở Bán đảo Cà Mau. ảnh HĐ

Ngày 22/11, tại TP Cần Thơ, hơn 50 nhà khoa học quốc tế và trong nước tham dự hội thảo Sụt lún đất tại ĐBSCL, trong khuôn khổ Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) do Chính phủ hai nước Đức và Thụy Sỹ tài trợ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức.

Theo GIZ, ĐBSCL đang sụt lún nhanh hơn so với mực nước biển dâng. So với các khu vực đô thị hóa thị sụt lún từ 2-4 cm/năm thì các khu vực nông nghiệp chậm hơn với mức 0,5-1 cm/năm và xu hướng sẽ còn tiếp tục, có khả năng tiếp diễn tốc độ khá nhanh mức trên dưới 2,5 cm/năm.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong 10 năm qua ĐBSCL bị sụt lún khoảng 25 cm. Một nhóm nghiên cứu Trường Đại học Utrech (Hà Lan) còn cho biết, ĐBSCL thực tế chỉ cao hơn mực nước biển trung bình 0,8 m, thấp hơn dự báo trước kia là 2,6 m. Trong khi đó mực nước biển dâng ít nhất khoảng 0,5 cm/năm, ở một số nơi mức độ sụt lún đất còn cao hơn 5-7 lần so với mực nước biển.

Các nhà khoa học Quốc tế tham dự hội thảo Sụt lún đất tại ĐBSCL. Ảnh: HĐ

ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn nhất trên thế giới và được xem là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất do BĐKH. Theo khuyến nghị các nhà khoa học tại hội thảo, đến năm 2050 một phần ĐBSCL sẽ chìm dưới mực nước biển khi mức triều dâng cao. Trong 50 năm tới ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến này nếu không thực hiện các giải pháp khắc phục hiệu quả và xây dựng chiến lược dài hạn.

Bên cạnh đó nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, trong những năm qua việc khai thác nước ngầm như ở Cà Mau là một yếu tố góp phần gây sụt lún đất đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành động để giảm thiểu sụt lún đất, xác định các giải pháp thích ứng và sống chung với sụt lún đất.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm