| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Tôm được giá, nguồn cung giảm

Thứ Tư 02/10/2019 , 16:00 (GMT+7)

Hiện tôm thẻ nguyên liệu ở khu vực bán đảo Cà Mau lên giá, hút hàng về các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu giai đoạn cuối năm, song nguồn cung giảm.

 

Tôm sú cỡ nhỏ thường có giá không cao hơn tôm thẻ cùng loại.

Từ tuần cuối tháng 9 đến nay tôm thẻ được giá, do một số nhà máy cần nguyên liệu chế biến đáp ứng theo hợp đồng xuất khẩu, nhất là tôm có cỡ (size) lớn. Tại Sóc Trăng loại tôm cỡ lớn 20-21 con/kg (loại A1) vừa thu hoạch thương lái đến thu mua 220.000 đ/kg. Đến nhà  máy thu mua 243.000 đ/kg, tăng thêm 3.000 đ/kg so tuần trước đó. Tôm cỡ 30 con/kg giá tại ao nuôi 170.000-175.000 đ/kg (tùy theo cỡ tôm lớn hoặc nhỏ hơn xê xích trong khoảng 30 con/kg).

Trong khi đó tôm sú đang thu hoạch đạt cỡ lớn có giá cao nhất: Loại 10 con/kg giá 490.000 đ/kg, cỡ 20 con/kg 300.000 đ/kg. Riêng tôm cỡ nhỏ chủ yếu hút hàng xuất sang Trung Quốc theo từng đợt. Tôm thẻ cỡ 100 con/kg vào lúc bình thường giá khoảng 90.000 đ/kg, khi hút hàng lên 100.000 đ/kg. Tôm sú cỡ 100 con/kg thường có giá tương đương hoặc thấp hơn tôm thẻ khoảng 10.000 đ/kg.

Tôm tăng giá được các doanh nghiệp chế biến thủy sản lý giải là do vừa qua bệnh vi bào tử trùng (EHP) khiến một số ao nuôi bị thiệt hại và nặng hơn bệnh phân trắng. Do đó người nuôi tôm có tâm lý e dè, ngán ngại thả nuôi vào vụ 2.

Vì vậy đến nay số diện tích ao còn nuôi tôm không nhiều. Hơn nữa, vừa qua dịch bệnh nói trên bùng phát trên cả 3 vùng nuôi tôm lớn của thế giới gồm: ASEAN, Trung Mỹ và Ấn Độ. Do đó từ sau tháng 8/2019  cán cân cung-cầu đang có sự chuyển đổi từ thị trường các nước nhập khẩu tôm chuẩn bị cho mùa Noel và tết Dương lịch 2020.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.