| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Ùn ùn trồng mía

Thứ Tư 17/03/2010 , 10:18 (GMT+7)

Giá mía đang đạt mức kỷ lục nhất kể từ khi người dân ĐBSCL biết trồng mía đến nay. Điều đó đã cuốn hút nhà nông ào ạt nhổ lúa, phá màu, chặt tràm chuyển sang trồng mía.

Giá mía đang đạt mức kỷ lục nhất kể từ khi người dân ĐBSCL biết trồng mía đến nay. Điều đó đã cuốn hút nhà nông ào ạt nhổ lúa, phá màu, chặt tràm chuyển sang trồng mía. Căn bệnh "trồng- chặt" lại tái phát nhưng lần này...bệnh nặng hơn.

Nghe thấy lãi mà phát...ham

Những ngày này, ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nông dân đang tất bật với công việc xuống giống mía. Trong số này nhiều mảnh đất trồng khoai lang cũng được bà con cày xới lên trồng mía. Ông Nguyễn Văn Thưởng, ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, nói: Thu hoạch 1.500 m2 khoai lang lỗ gần 1 triệu. Nguyên nhân là do khoai bị con sùng đục củ hư nhiều, cộng thêm thương lái ép giá. Thấy mía có giá, nhiều người thu lãi từ 70 - 100 triệu đồng/ha nên năm nay tui quyết định bỏ khoai lang trồng mía. Ông Thưởng cho biết thêm: Hiện tại nhiều mảnh đất trồng khoai lang thua lỗ, trồng màu không hiệu quả đã được nông dân chuyển sang trồng mía hết ráo. Chính điều này đã đẩy giá mía giống tăng lên 1.700 đồng/kg- cao nhất mọi thời đại.

Ông Hồ Thanh Kiệt, Phó phòng NN - PTNT huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng nhận định: Nếu như niên vụ 2009 - 2010, nông dân trồng được 7.345 ha thì vụ mía 2010 - 2011 chắc chắn diện tích mía sẽ tăng thêm khoảng 200 ha. Bước chuyển đổi này được coi là "thần kỳ" nhất kể từ khi cây mía bén rễ trên đất cù lao. Niên vụ năm nay hơn 80% mía trên đất cù lao là giống mới, năng suất cao. Hằng năm từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, nguồn vốn khuyến nông phân bổ huyện đã thực hiện 16 - 20 mô hình trống mía giống mới như: K95 - 156, K88 - 92, KV60 - 1, DLM 24, QĐ 11 phục tráng, QOC 16 phục tráng...cho năng suất 160 tấn/ha, chữ đường cao.

Chưa bao giờ người trồng mía trúng năng suất, trúng giá cao như vụ rồi. Chỉ tính hiệu quả của cây mía theo bài toán cán cân năng suất bình quân 120 tấn/ha, bán với giá trung bình 1.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư khoảng 50 triệu thì nhà nông còn lãi 70 triệu đồng. Đó là tính giá bình quân, còn giá thực tế nông dân đang bán mía tại ruộng là 1.300 đồng/kg. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp huyện Cù Lao Dung khuyến cáo nông dân không nên vội chạy đua theo giá mía mà bỏ màu, nhổ lúa, phá cây ăn trái. 

Buôn mía giống- nghề "hot"

Ở Hậu Giang- vùng mía lớn nhất ĐBSCL, nông dân cũng rủ nhau bỏ lúa trồng mía. Theo Sở NN-PTNT Hậu Giang, ước tính diện tích mía năm 2010 - 2011 lên 14.000ha, tăng 1.000 ha so vụ trước. Ông Nguyễn Thanh Vũ, thương lái mua mía giống tại khu vực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: Từ sau tết đến nay đã cung ứng 260 tấn mía giống cho bà con trồng mía trên ruộng lúa ở khu vực huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ngoài ông Vũ còn khoảng 10 thương lái khác cũng thu mua mía giống từ Cù Lao Dung chuyển về bán cho bà con vùng Hậu Giang, Cà Mau...Hiện giá mía giống cũng đã lên cơn sốt ừ 1.400 - 1.700 đồng/kg.

Ở Cà Mau, nông dân ở các xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch, Trí Lực và Trí Phải huyện Thới Bình đã đào mới trên 100 ha đất nuôi trồng cây, con kém hiệu quả để chuyển sang trồng mía. Như vậy nguyên liệu mía 2010 - 2011 đang phình thêm vượt con số 53.000 ha.

Ở Trà Vinh với nhiều chính sách đầu tư của Cty Mía đường Trà Vinh đưa ra đã thu hút được nông dân quay trở lại với cây mía. Ông Nguyễn Thái Hòa, PGĐ Cty Mía đường Trà  Vinh chi biết: Cty đầu tư phân hữu cơ vinh sinh, phân hóa học, thuốc xử lý đất, thuốc BVTV…và một phần tiền mặt. Cty ký hợp đồng với nông dân trồng mới hoàn hoàn sẽ được đầu tư 17 triệu đồng/ha, mía lưu gốc 9 triệu đồng/ha. Nông dân tự túc đầu tư nếu ký ‎ hợp đồng cam kết bán mía cho Cty thì được Cty cho vay từ 5 triệu/ha trở xuống. Ngoài ra, Cty có thêm chính hỗ trợ 1,2 triệu đồng/ha không thu hồi đối với các hộ chuyển đổi đất trồng cây khác sang trồng mía bằng các giống mới chín sớm nếu cam kết bán cho NM.

Đối với đất đã trồng mía chuyển sang cây trồng khác từ 1 – 3 năm nay quay trở lại trồng mía có k‎ý hợp đồng với Cty được hỗ trợ 300.000 đồng/ha, từ 3 – 4 năm được hỗ trợ 500.000 đồng/ha, từ 4 – 5 năm được hỗ trợ 700.000 đồng/ha, từ 5 – 6 năm được hỗ trợ 900.000 đồng/ha. Thống kê sơ bộ của Cty Mía đường Trà Vinh đến thời điểm này diện tích trồng mới ước tăng từ 500 - 600 ha.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm