| Hotline: 0983.970.780

Đề án rau sạch 1.000 tỷ lỗi hẹn đại lễ 1.000 năm

Thứ Sáu 27/08/2010 , 07:00 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Thủ đô được giao thực hiện đề án gần 1.000 tỷ đồng làm rau an toàn. Kinh phí thì nhiều nhưng “tiêu” chẳng được bao nhiêu. Ngày Đại lễ đang đến gần, song người dân Thủ đô vẫn chưa được thưởng thức RAT từ đề án ngàn tỷ này.

RAT Vân Nội đã hết cảnh “đắt như tôm tươi”
Ngành nông nghiệp Thủ đô được giao thực hiện đề án gần 1.000 tỷ đồng làm rau an toàn. Kinh phí thì nhiều nhưng “tiêu” chẳng được bao nhiêu. Ngày Đại lễ đang đến gần, song người dân Thủ đô vẫn chưa được thưởng thức RAT từ đề án ngàn tỷ này.

Ra quân hào hứng

Hà Nội là địa phương mạnh dạn đi đầu phát triển mô hình RAT. Sau khi mở rộng, Hà Nội có tới hơn 300.000 ha đất nông nghiệp với tổng diện tích rau xanh gần 12.000ha, trong đó có khoảng 2.000 ha RAT. Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội khẳng định, với diện tích này Hà Nội đã giải quyết được về cơ bản diện tích đất SX rau xanh. Theo bà Hoa thì mỗi năm Hà Nội đã tự SX được khoảng 570.000 tấn rau, đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn 40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Tuy nhiên, nếu nhìn vào diện tích hơn 2.000 ha RAT thì mới chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu.

Năm 2009 TP UBND TP Hà Nội đã phê duyệt đề án gần 1.000 tỷ đồng phát triển RAT với mục tiêu đến năm 2015, những vùng RAT tập trung phải được SX an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (SXNN tốt). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mục tiêu này hơi quá sức, bởi hiện nay đa số vùng RAT đang “héo”. “Hiện chi phí SX RAT cao gấp 2-3 lần so với trồng rau thường. Không những khó tiêu thụ, một nguyên nhân khác khiến RAT bán với giá rẻ là do niềm tin của người tiêu dùng với loại rau gắn mác RAT còn rất hạn chế. Một bộ phận người dân chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ quy trình SX khiến người tiêu dùng nghi ngờ”, bà Hoa thừa nhận.

Đến thăm vùng RAT Giang Biên (Long Biên) chúng tôi mới cảm nhận được cảnh “đìu hiu chợ chiều”. Đã cuối ngày mà chỉ lác đác một vài xã viên ngồi thu hái rau. Chủ nhiệm HTXNN Giang Biên than thở: “Những năm trước RAT của HTX có khách ở tận Hải Phòng về thu mua, trong khi trên địa bàn TP, thương hiệu RAT Giang Biên cũng đã trở nên khá quen thuộc. Nhưng kể từ khi một số cơ sở SX RAT bị phát hiện có sai phạm thì niềm tin vào RAT của người tiêu dùng ngày một giảm. Và hậu quả là RAT SX không tiêu thụ được, hoặc có tiêu thụ thì cũng là đại trà, bán ngoài chợ như rau thường”.

Nếu như ban đầu, HTXNN Hoà Bình có 300 hộ tham gia với diện tích 11ha thì nay, đã có 50 hộ bỏ dự án, 47 hộ chuyển sang trồng cây ăn quả, lương thực.
Với thương hiệu RAT có bề dày đã thế, còn những HTX RAT ra đời sau càng mờ nhạt hơn. Điển hình là dự án RAT của HTXNN Hòa Bình (P. Yên Nghĩa, Hà Đông) được phê duyệt năm 2007, tổng mức đầu tư 6 tỷ đồng. Ngoài mục tiêu cung cấp RAT cho người tiêu dùng còn hướng tới tăng thu nhập kinh tế cho người SX đạt 69 triệu đồng/ha mỗi vụ (200 triệu đồng/ha/năm). Nhưng đến nay, không những HTX không phát triển, tạo dựng được thương hiệu mà ngày càng lép vế khi thu nhập của người trồng RAT sa sút, nhiều hộ đã tự nguyện xin ra khỏi HTX để quay về trồng rau đại trà. Bà Nguyễn Thị Tâm, xã viên thôn Hòa Bình cho biết: “Trừ mọi khoản chi phí mỗi năm tôi thu về được khoảng 4 triệu đồng/2 sào RAT, không bằng trồng rau đại trà”.

Bế tắc đầu ra

Trao đổi với NNVN, ông Trịnh Văn Vĩnh, Chủ nhiệm HTXNN Hòa Bình cho biết, vì đầu ra không có, nên hầu hết các hộ tham gia trồng RAT đều phải tự túc tiêu thụ. Tính trung bình, mỗi ngày HTX SX được khoảng 5 tấn rau, nhưng lượng tiêu thụ theo hợp đồng bao tiêu chỉ được 5-7 tạ. “Mang ra chợ tiêu thụ thì phải chấp nhận giá bán ngang bằng với rau SX theo đại trà, trong khi, chi phí trồng RAT rõ ràng cao hơn” - ông Vĩnh nói.

Tương tự, dự án RAT của HTXNN Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ) triển khai năm 2006 trên diện tích 65ha, với 500 hộ tham gia, đến nay chỉ còn 49 hộ ở thôn Giáp Ngọ SX 2ha. 250 triệu đồng của dự án làm nhà lưới, song do bố trí quá thấp, lại không có ô thoáng nên vào mùa nóng chất lượng rau rất thấp. Mục tiêu đạt 200 triệu đồng/ha/năm, nhưng thu nhập thực tế của hộ trồng rau chỉ đạt vài chục triệu do chi phí SX lớn, giá bán RAT không cao hơn rau thường...Theo ông Hoàng Văn  Thám, Trưởng phòng  NN-PTNT huyện Chương Mỹ, chỉ hơn 2ha RAT ở Chúc Sơn mà bà con đã không có chỗ tiêu thụ, hiện giờ TP giao cho huyện xây dựng mô hình 60 - 80ha RAT thì còn khó khăn hơn.

Bế tắc về đầu ra thì mới đây, UBND TP Hà Nội lại phê duyệt dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ với kinh phí hơn 55 tỷ đồng không khỏi khiến dư luận băn khoăn về tương lai có đi vào vết xe đổ?
Tại HTXNN Phương Viên, xã Song Phương (huyện Hoài Đức), dự án trồng RAT của HTX được quy hoạch từ năm 2003 với diện tích ban đầu 2,3ha, hiện đã lên đến 58,5ha chiếm tới 70% diện tích rau ở địa phương...Nhưng do vướng mắc khâu tiêu thụ nên dự án triển khai đã 7 năm mà vẫn chưa có đơn vị nào đứng ra thu mua sản phẩm ổn định cho nông dân. Bởi vậy, hiện nay 90% số hộ trồng RAT ở Song Phương vẫn phải bán lẻ bằng giá rau xanh tại chợ Vạng gần đường Láng-Hòa Lạc.

Về phía DN đầu tư vào lĩnh vực này cũng không mấy sáng sủa. Anh Lê Năng Công, GĐ Cty CP SX- DVNN an toàn Hà An cho biết: “Rau củ của chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền khép kín song hiện đang phải làm cầm cự bởi thu không bù chi”. Được biết dự án RAT của Cty Hà An là mô hình thí điểm của Sở NN- PTNT Hà Nội, được Chi cục BVTV hướng dẫn về mặt kỹ thuật, UBND quận Long Biên hỗ trợ đường ống dẫn nước tưới, nông dân góp đất, quy mô dự án là 5ha ở phường Giang Biên. Mặc dù đã được “3 nhà” góp sức song dự án vẫn đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo anh Công, RAT Hà An đã có mặt trên thị trường từ năm 2007, DN có đội ngũ cán bộ rất tâm huyết, song vẫn không “chiến đấu” được với sự nhập nhằng, trà trộn của những cơ sở kinh doanh khác.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm