| Hotline: 0983.970.780

Để đứng vững trong TPP: C.P đi tiên phong

Thứ Năm 06/11/2014 , 09:27 (GMT+7)

Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với thịt đông lạnh NK giá rẻ, nhiều Cty chăn nuôi đang chuyển hướng mạnh mẽ sang mô hình SX khép kín

Ngành chăn nuôi được coi là một trong những ngành hàng nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn nhất sau khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Để có thể đứng vững và cạnh tranh được với thịt đông lạnh NK giá rẻ, nhiều Cty chăn nuôi đang chuyển hướng mạnh mẽ sang mô hình SX khép kín từ thức ăn, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến nhằm tạo những ra thực phẩm chế biến đạt chất lượng cao và đảm bảo ATTP tốt nhất.

Đến thời điểm này, có thể nói Cty CP C.P Việt Nam (CPV) là DN chăn nuôi đi đầu chuyển mạnh theo hướng khép kín từ nguyên liệu đầu vào tới chăn nuôi trang trại rồi giết mổ, chế biến và xây dựng chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.

Với mục tiêu là “Bếp ăn của thế giới”, CPV đang không chỉ chế biến thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn hướng tới XK thực phẩm trong tương lai gần.

Để đạt được mục tiêu nói trên, từ nhiều năm nay, CPV đã tổ chức sản xuất khép kín theo mô hình 3F (Feed-Farm-Food). Trong đó, Feed (TĂCN) và Farm (trang trại chăn nuôi), đã được CPV triển khai thực hiện từ khá lâu. Còn Food (thực phẩm) thì mới bắt đầu trong mấy năm trở lại đây.

Hiện tại, CPV đã có 2 nhà máy chế biến thực phẩm, một đặt tại KCN Phú Nghĩa (Hà Nội) và một đặt tại KCN Biên Hòa (Đồng Nai). Trong đó, nhà máy ở KCN Phú Nghĩa được coi là nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay.

Do được định hướng xây dựng không chỉ cung ứng thực phẩm cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, nhà máy này được đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất của châu Âu, sản xuất theo công nghệ dây chuyền một chiều. Tất cả các khâu quan trọng đều được tự động hóa để đảm bảo sự chính xác và tránh nguy cơ nhiễm bẩn.

Mọi công đoạn từ giết mổ đến chế biến đều được giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn ATVSTP và đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng ở các thị trường khó tính.

Chẳng hạn, nhà máy được đầu tư hệ thống giết gà bằng kích điện, giúp cho con gà được chết một cách êm ái, không vi phạm vào yêu cầu của châu Âu về cấm ngược đãi, hành hạ động vật. Giết gà bằng kích điện cũng giúp cho sản phẩm gà sau giết mổ có độ tươi, mềm, giữ được hương vị tự nhiên nhờ con gà đã không phải sợ hãi, dãy dụa trước khi chết như với biện pháp giết mổ truyền thống...

Hiện nay, 2 nhà máy chế biến thực phẩm của CPV đang sản xuất và cung ứng ra thị trường nội địa 16.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Các sản phẩm chế biến của CPV khá đa dạng gồm nhiều loại xúc xích, thịt gà đóng gói, gà nướng…

Nguyên liệu để chế biến thực phẩm của CPV đều được lấy từ hệ thống các trang trại đang nuôi gia công heo, gà cho công ty trên địa bàn cả nước. Quy trình nuôi ở các trang trại đều phải đảm bảo các yếu tố an toàn dịch bệnh, ATTP, không ảnh hưởng tới môi trường...

Không chỉ ở khâu chăn nuôi và chế biến, ngay từ khâu sản xuất TĂCN, CPV đã đặc biệt chú trọng tới việc tạo ra các loại thức ăn có chất lượng tốt và an toàn. Như ở Nhà máy TĂCN của CPV đặt tại KCN Tân Trường (Cẩm Giàng, Hải Dương), được đầu tư dây chuyền rất hiện đại, nguồn nguyên liệu thức ăn nhập vào nhà máy được kiểm tra chặt chẽ ngay từ đầu, đảm bảo chất lượng tốt, an toàn, không có hóa chất cấm.

Chính nhờ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, CPV đã trở thành nhà cung cấp các sản phẩm gà chế biến cho các hệ thống thức ăn nhanh của nước ngoài đang hiện diện ngày một nhiều ở Việt Nam như KFC, Lotterie, BBQ…

Bên cạnh đó, CPV đang tích cực xây dựng hệ thống quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm chế biến trên cả nước. Hiện nay, CPV đã hình thành 3 hệ thống như vậy, gồm: CP Fresh Mart, CP Shop và CP Five Star.

Fresh Mart là những điểm để quảng bá các sản phẩm thực phẩm chế biến của CPV. CP Shop là hệ thống cửa hàng bán lẻ thực phẩm mà CPV hợp tác kinh doanh với người dân Việt Nam để bán các sản phẩm như xúc xích, trứng gà tươi, thịt gà tươi và thịt heo tươi. Five Star (Năm Sao) là mô hình kinh doanh nhượng quyền.

14-38-13_nh-2-dn-thuc-phm-bi-1
Một cửa hàng Fresh Mart của CPV

Mô hình Five Star đã được C.P Thái Lan phổ biến rộng rãi trên khắp nước này và được người tiêu dùng tín nhiệm vì sự tiện lợi, tính đặc trưng của dịch vụ, sản phẩm đảm bảo ATTP. Ở Việt Nam, tuy mới phát triển trong mấy năm trở lại đây, nhưng chuỗi cửa hàng Five Star (kinh doanh 2 sản phẩm chế biến là gà quay và gà rán, sử dụng nguyên liệu là gà tươi chăn nuôi tại các trang trại hợp tác với CPV) đã xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương và nhất là các tỉnh ĐBSCL.

Gà quay, gà rán đều đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP, hợp khẩu vị và dinh dưỡng cao, nên đang ngày càng thu hút được người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, các sản phẩm thực phẩm chế biến của CPV còn được phân phối trong nhiều hệ thống siêu thị lớn như Co.op Mart, Big C, Lotteria...

Theo ông Chamnan, Phó TGĐ CPV, tiêu chuẩn thực phẩm chế biến ở nhiều siêu thị hiện khá cao, nhiều nhà cung ứng không thể đáp ứng được, vì thế, CPV đang đẩy mạnh việc cung cấp thực phẩm tươi và chế biến cho các hệ thống siêu thị.

Đến nay, riêng về sản phẩm thịt gà đóng gói, CPV chiếm tới 40% thị phần trong các siêu thị ở miền Bắc. Cũng ở thị trường phía Bắc, bình quân mỗi tháng có khoảng 2.000 tấn xúc xích được tiêu thụ, thì CPV chiếm 17%...

Ông Chamnan cho biết, trong thời gian tới CPV sẽ tiếp tục đẩy mạnh chế biến sâu các sản phẩm từ thịt gà, thịt lợn. Với các sản phẩm thịt tươi, CPV chỉ duy trì ở mức độ vừa phải. Việc CPV đầu tư sâu vào chế biến, không chỉ làm gia tăng giá trị cho sản phẩm, mà còn để giúp công ty tiếp tục giữ được khả năng cạnh tranh tốt, nhất là khi Việt Nam kết thúc đàm phán và ký kết tham gia TPP.

Bởi khi ấy, chắc chắn các sản phẩm thịt đông lạnh từ những nước có nền chăn nuôi phát triển đã tham gia vào TPP sẽ càng dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhờ được cắt giảm thuế.

Do có giá thành sản xuất cao hơn nhiều, các sản phẩm thịt tươi sống của Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu. Nhưng khi đầu tư sâu vào chế biến thay vì chỉ bán thịt tươi sống, CPV chắc chắn sẽ tiếp tục đứng vững trên thị trường sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm