| Hotline: 0983.970.780

Để người lao động sống bằng lương: Vẫn bí!

Thứ Sáu 12/04/2013 , 17:31 (GMT+7)

Hội thảo Mức sống tối thiểu và cơ sở xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động do Ủy ban các vấn đề xã hội tổ chức ngày 12/4 vẫn chưa có lời giải.

Tại sao hơn 20 nay, lương tối thiểu không đáp ứng được mức sống tối thiểu chưa? Làm thế nào để người lao động sống tốt bằng lương tối thiểu? Hội thảo Mức sống tối thiểu và cơ sở xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động do Ủy ban các vấn đề xã hội tổ chức ngày 12/4 vẫn chưa có lời giải. 

80% cuộc đình công, tranh chấp vì lương

Là người đầu tiên phát biểu, ông Lê Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ LĐ-TBXH đưa ra câu chuyện lương tối thiểu (LTT) bằng câu hỏi: Tại sao 20 năm nay, vẫn tồn tại hiện tượng LTT thấp hơn mức sống tối thiểu? Tất cả bởi lương gắn liền với chính sách tiền lương công chức sự nghiệp do ngân sách chi trả. Nếu đưa tiền LTT ngang với mức sống tối thiểu thì ngân sách không chịu đựng nổi. Đây bài toán 20 năm vẫn tranh cãi chưa tìm ra giải pháp. Vẫn tồn tại tiền lương TT thấp hơn mức sống tối thiểu. Với mức lương hiện nay, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi trả được 50% mức sống tối thiểu. Con số này ở khu vực sản xuất là 70%. Cũng vì vậy mà năm 2012 vừa qua có tới 80% các cuộc đình công nổ ra với nguyên nhân chính là tranh chấp về lương. 

Cũng theo ông Thành, căn cứ đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2008-2012, Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung với cán bộ, công chức và 6 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng với các DN. Cải cách nhiều như vậy nhưng vì sao vẫn có sự khác biệt quá lớn giữa mức tiền lương chi trả cho người lao động và nhu cầu đời sống?


Hội thảo về mức sống tối thiểu và những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lương tối thiểu và lương đủ sống cho người lao động ngày 12/4

Vì chưa có tiêu chí cụ thể quy định mức sống tối thiểu để có thể dựa trên cơ sở đó quy định mức lương tối thiểu. "Vì vậy mà cứ điều chỉnh tiền lương dựa chủ yếu vào ngân sách. Tiền có bao nhiêu thì điều chỉnh bấy nhiêu chứ không dựa vào nhu cầu hay mức sống của người lao động", ông Thành nói. Ngoài ra, do điều kiện sản xuất kinh doanh còn khó khăn như hiện nay, Bộ LĐTB&XH đề nghị triển khai theo phương án thứ hai. Tức là mức tăng bình quân chung khoảng 18 – 23%/năm tùy theo từng vùng. Trong đó, năm 2014 tăng 15% đều cho bốn vùng. Năm 2015 tăng 23 – 29%/năm. Năm 2016 tăng 25 – 31%. 

Còn theo bà Văn Thu Hà (đại diện Oxfam Việt Nam), lương tối thiểu của Việt Nam đã rơi xuống mức quá thấp nên có điều chỉnh, có tăng lên đến mấy vẫn không thể cân đối được với mức sống người dân. "Ít nhất có 9,4 triệu người đang đóng BHXH chiếm 18% lực lượng lao động năm 2009 sẽ tham gia vào một lớp người nghèo mới khi họ nghỉ hưu. Trong số họ, những lao động nghèo sẽ trở thành nhóm người về hưu cực nghèo, sẽ tham gia vào các nhóm bảo trợ xã hội trong tương lai", bà Hà cảnh báo.

Để cho “mềm” bài phát biểu, bà Hà kể về đời sống công nhân tại Công ty Unilever Việt Nam mà tại Unilever do Tổ chức Oxfam Việt Nam thực hiện. Đó là mức lương hiện tại không đủ để người lao động có chút tiết kiệm hoặc hỗ trợ người phụ thuộc. “Chúng tôi không thể sống với mức lương hiện tại. Do đó, sau giờ làm trong nhà máy (thường ca của tôi kết thúc lúc 2 giờ chiều), tôi phải làm phục vụ ở quán cà phê từ lúc 3 giờ đến 9 giờ chiều mới đủ tiền để trả các chi phí cho gia đình”, một nữ công nhân tại Unilever cho biết.

Bà Hà “chốt”: việc điều chỉnh lương tối thiểu lâu nay đã không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nên cần sự vào cuộc của các tổ chức, nhà nước.

Lương cao: Không dễ

Đến từ Tổng liên đoàn lao động VN, ông Đặng Quang Điều - Viện trưởng Viện công nhân cho rằng, chính sách tiền lương của khu vực DN tác động rất nhiều đến người lao động. Nếu duy trì tiền lương tối thiểu thấp nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài thì người lao động của chúng ta rất thiệt thòi. Người lao động mãi phải bán sức lao động nhưng thu về không bù sức lao động đã bỏ ra. Đáng chú ý là trong năm 2012 cả nước đã xảy ra 506 cuộc đình công mà 80% là nguyên nhân tranh chấp về tiền lương, phụ cấp lương.

Cũng theo đại diện này Việt Nam có nên tự hào có nhân công giá rẻ để thu hút nhà đầu tư hay không trong khi đó Đề án cải cách tiền lương chỉ thay đổi tên gọi chứ chưa đi vào những vấn đề đang bức xúc của thực tế đang đặt ra. “Nếu không có những giải pháp căn cơ thì lương tối thiểu và mức sống tối thiểu vẫn mãi chẳng thể gặp được nhau”, ông Điều nói.

Còn với ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội:, Đề án tiền lương có tính đến hao phí lao động bỏ ra để thu được số tiền lương tương ứng hay không? Thu nhập công chức hiện cao hơn thu nhập bình quân, vậy có phải lương công chức đang “ăn” vào ngân sách trong những năm tới? Ông Lợi phân tích, tiền lương phải tương đương với đóng góp của người lao động nhưng theo thống kê từ 1986 đến nay năng suất lao động giảm dần. Nếu giai đoạn 1986-2009 năng suất lao động của Việt Nam là 4,6%, thì năm 2010 là 4,4% và 3,6 của năm 2011.

Theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH: từ 1993 đến 2011, Việt Nam đã có 10 lần điều chỉnh lương tối thiểu. Hai lần điều chỉnh đầu tiên (năm 1997 và 2000) chủ yếu để bù lạm phát (lương tối thiểu tăng 50% từ 1993 đến 2000 và lạm phát tăng 53% cùng kỳ). So với mức tiền công thấp nhất trên thị trường, mức lương tối thiểu chung tăng dần từ 56% đến 85% từ 2000 đến 2011.

Nhiều ý kiến tham dự hội thảo còn cho rằng các cơ quan chức năng phải tính toán lại chứ không thể đưa ra ba mức khác nhau theo ba tiêu chí khác nhau. Có thể mới có thể đưa ra mức điều chỉnh lương hợp lý, sát với mức sống tối thiểu của người dân. Như GS Trần Xuân Cầu, ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, LTT trở nên ngày càng phức tạp vì các khái niệm khó hiểu, kết hợp với tình trạng không gắn lương với hiệu quả làm việc, nhất là tại các cơ quan nhà nước.

Trả lời về những thắc mắc này của các đại biểu, ông Lê Xuân Thành cho hay, 20 năm nay chưa giải được bài toán về mối quan hệ giữa làm và ăn. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB-XH đã đề nghị Chính phủ cho giãn lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu có thể theo hai phương án. Phương án 1: đến năm 2017, mức tăng bình quân chung khoảng 16,5-20%/năm tùy theo từng vùng, trong đó, năm 2014 tăng 13,5% (đều cho 4 vùng); năm 2015 tăng 19-23%; năm 2016 tăng 19-23%; năm 2017 tăng 18-23%. .Phương án 2: đến năm 2016, mức tăng bình quân chung khoảng 18-23% tùy theo từng vùng, trong đó: năm 2014 tăng 15%; năm 2015 tăng 23-29%; năm 2006 tăng 25-31%.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.