| Hotline: 0983.970.780

Để nhà khoa học nông nghiệp không bỏ viện, trường

Thứ Năm 01/08/2019 , 15:49 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, ngành NN-PTNT có rất nhiều viện, trường làm tốt công tác nghiên cứu KHCN, từ đó đưa ra tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm chất lượng.

Đổi mới hoạt động KHCN tạo ra tiến bộ kỹ thuật mới, sản phẩm có tính ứng dụng cao.

Cũng tại hội thảo "Đổi mới hoạt động KHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" (diễn ra ngày 1/8), thứ trưởng Doanh nêu ý kiến: “Tuy nhiên khi rà soát, đánh giá tổng thể thì thấy nhiều viện, trường còn khó khăn, thậm chí gần như bế tắc trong hoạt động. Hệ lụy là chúng ta không không giữ được nguồn nhân lực chất lượng cao, các nhà khoa học giỏi ra đi nhiều lắm”.

Do đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo phải đánh giá một cách chính xác nhất về hoạt động KHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Lấy ví dụ về tồn tại trong nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực trồng trọt, Thứ trưởng Doanh chia sẻ: “Bản thuyết minh dự án nghiên cứu về giống lúa, dứt khoát phải có giống mới được công nhận. Nên khi kết thúc dự án, nếu Bộ không công nhận thì lại các đơn vị lại nợ. Chúng ta không thể cứ làm theo kiểu hình thức và duy trì từ năm này sang năm khác như vậy”.

Bên cạnh đó, việc nghiệm thu dự án nghiên cứu khoa học còn tồn tại nhiều bất cập. “Hội đồng khoa học thì rất nhiều người giỏi và có chuyên môn sâu, nhưng khi họp để nghiệm thu, có tình trạng một số thành viên có mặt để lấy lệ, khi đến mới lật lật các trang rồi biểu quyết. Như vậy, việc đánh giá kết quả dự án chưa đi vào thực chất. Đề tài nào cũng được đánh giá cao, ít nhất là khá”, Thứ trưởng cho biết.

Để đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lên tầm cao mới, nâng cao sức cạnh tranh nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo động lực mới trong phát triển và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ban cán sự Đảng bộ NN-PTNT đã ban hành Nghị quyết số 839 (ngày 19/7/2019): “Tiếp tục đổi mới hoạt động KHCN ngành NN-PTNT trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Nghị quyết xác định, một trong những nhiệm vụ KHCN trọng tâm là xây dựng, trình Chính phủ bổ sung một số sản phẩm chủ lực của ngành vào danh mục sản phẩm quốc gia; xây dựng Đề án công nghiệp sinh học.

Bên cạnh đó, bố trí nguồn lực tương xứng để nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào, vi sinh, enzyme-Protein, tin sinh học, nano sinh học, vật liệu mới trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác, chế phẩm sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, thích ứng biến đổi khí hậu.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nông nghiệp phục vụ kiểm tra chuyên ngành, hiệu quả để phát triển thị trường nông sản.

Bên cạnh đó, Nghị quyết đặt trong tâm vào việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 để tổ chức sản xuất nông nghiệp thông minh, theo chuỗi giá trị.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.