| Hotline: 0983.970.780

Đề phòng mặn bất thường các khu vực ven biển Tây

Thứ Năm 18/07/2019 , 16:50 (GMT+7)

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, từ ngày 5-19/7, Thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương (Trung Quốc) giảm mạnh lưu lượng xả xuống hạ lưu và sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL từ 20/7-6/8.

Thủy điện Cảnh Hồng

Theo đó, thông báo mới đây của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam "về việc cung cấp thông tin vận hành thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương", cho biết, có một số thay đổi dòng chảy do vận hành thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) .

Cụ thể, từ ngày 5-19/7/2019, lưu lượng xả ra từ thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu giảm từ 1250 m3/s xuống đến 504 m3/s.

Dự báo việc giảm xả nước từ Thủy điện Cảnh Hồng sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL từ 20/7 đến 6/8.

Mặc dù các ảnh hưởng này xuống hạ lưu là không đáng kể, tuy nhiên, do mưa đến muộn, dòng chảy về ĐBSCL thấp hơn so với bình quân nhiều năm, gió mùa Tây Nam hoạt động ổn định, cần đề phòng mặn bất thường các khu vực ven biển Tây vào các kỳ nước ròng ở khu vực biển Đông.

Để đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ, vận hành hệ thống công trình hợp lý. Duy trì công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.