| Hotline: 0983.970.780

Đề thi Ngữ văn: Chưa thoát khỏi 'vòng kim cô an toàn'

Thứ Tư 17/07/2019 , 08:37 (GMT+7)

Một đề thi, môn học, một kỳ thi hay nói rộng hơn cả nền giáo dục không thoát khỏi cái “vòng kim cô an toàn” thì tất yếu sẽ dễ đến bảo thủ và tụt hậu.

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Ngô Thanh Hải, giáo viên trường THPT Lạng Giang số 2, tỉnh Bắc Giang với Báo NNVN xung quanh đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2019.
 

An toàn tới mức nhàm chán, đơn điệu

Nhìn tổng thể đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2019 theo cá nhân tôi thì đây là đề thi phù hợp để xét tốt nghiệp THPT hơn là để xét tuyển đại học.

15-08-42_ngo_thnh_hi
Tiến sĩ Ngô Thanh Hải.

Về căn bản đề thi đảm bảo những kiến thức, kỹ năng trọng tâm, đặc biệt theo chương trình Ngữ văn 12 như Bộ GD-ĐT đã công bố trước đó. Cấu trúc đề, tính chất, mức độ câu hỏi, văn bản tác phẩm được đưa ra làm ngữ liệu đọc hiểu cũng như ngữ liệu nghị luận văn học đều ở các dạng thức quen thuộc, không có gì bất ngờ, không đòi hỏi năng lực cảm thụ, tư duy gì lớn lao, cũng không cần đến sự sáng tạo, phản biện gì nhiều.

Học sinh ở mức trung bình, nắm kiến thức cơ bản vẫn có thể làm bài dễ dàng. Người ra đề chọn giải pháp an toàn nhất có thể để phù hợp với đám đông, không “phạm húy”, không tạo ra bất ngờ hay đột phá nào trong một khuôn khổ quen thuộc với nếp cảm, nếp nghĩ xưa nay về thi cử môn Ngữ văn.

Bốn câu hỏi thì có ba câu dạng nhận biết, thông hiểu bình thường, về các lớp nghĩa bề mặt ở một đoạn trích thơ mang tính giáo huấn nhiều hơn thẩm mĩ. Những câu hỏi khơi mở về sự cảm thụ riêng, quan điểm cá nhân, sự sáng tạo gần như triệt tiêu. Bản thân ngữ liệu đoạn thơ cũng không phải một ngữ liệu hay, thể hiện đặc trưng thơ hoặc đặt ra các vấn đề sâu sắc về tư tưởng, ý thức, hoặc những giá trị phổ quát.

“Đề kém hấp dẫn, ít mang tính phân loại, gần như rất hiếm câu, ý hỏi mở, khuyến khích tư duy phản biện hay sự sáng tạo mới mẻ của học sinh” (Tiến sĩ Ngô Thanh Hải).

Tuy nhiên cũng vì quá an toàn trong lối tư duy khuôn khổ, thiên hẳn sang việc phục vụ xét tốt nghiệp ở mặt bằng chung mà đề kém hấp dẫn, ít mang tính phân loại, gần như rất hiếm câu, ý hỏi mở, khuyến khích tư duy phản biện hay sự sáng tạo mới mẻ của học sinh.

Với nhiều học sinh, và cả giáo viên khi so sánh với đề minh họa của Bộ GD-ĐT đưa ra trước thì họ hụt hẫng. Một số hụt hẫng vì cấu trúc, tính chất của các câu, ý hỏi  khác, đặc biệt là cách hỏi ở câu nghị luận văn học 5,0 điểm.

Một số khác quá hụt hẫng vì trông đợi một đề văn từ đề minh họa sẽ tươi mới, sẽ mở hơn, thách thức học sinh, dành đất cho học sinh khá, giỏi sáng tạo, đặc biệt là sau đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở GD-ĐT TP HCM.
 

Loay hoay bao năm đổi nhưng không mới

Từ năm 2006, khi áp dụng bộ SGK mới, rất nhiều chủ trương, phong trào, thậm chí có cả công văn, chỉ thị bắt buộc phải đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn như thế này, hoặc như thế khác. Biết bao dự án, các cuộc tập huấn, thí điểm, thể nghiệm đã diễn ra. Song đến kỳ thi quan trọng nhất, thì sự thật là có đổi nhưng mới ít quá.

Đề văn của 5 năm trở lại đây, từ khi gộp hai kỳ thi trong một mức độ phân hóa ngày càng kém, yêu cầu về tư duy càng giảm. Năm nào Bộ GD-ĐT cũng chủ trương đề mở song thực tế thì năm mở năm không, có chăng mở cũng chỉ le lói vài ý nho nhỏ. Khoảng cách giữa thực tế với chủ trương, tinh thần hay các lời hô hào quá xa vời.

Môn văn thi THPT Quốc gia không hẳn nhằm đánh giá, phát huy năng lực văn của học sinh mà mang tính chất kiểm tra năng lực luyện thi của thầy, trò, các nhà trường thì đúng hơn.

Sự bất nhất giữa thi và học khiến mọi phong trào đổi mới phương pháp dạy và học đang rơi vào bế tắc, trở thành hình thức. Việc loay hoay giữa hai mục đích khác hẳn nhau là xét tốt nghiệp THPT trên một mặt bằng và tuyển sinh đại học khiến chính người ra đề cũng rơi vào một mớ mâu thuẫn. Khi người ra đề thi về thi tuyển thì sợ dư luận kêu đề khó, đánh đố…

Cho nên họ tự thu mình trong “vòng kim cô an toàn”, thỏa hiệp với một mặt bằng của đám đông xét tốt nghiệp, và tạo ra những đề thi không chất văn, không mấy sáng tạo, xưa cũ như hàng vài thập kỷ vẫn vậy.

Không cần nhìn xa, chúng ta chỉ cần tham khảo các đề thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc và vài nước trong khu vực, thậm chí ngay đề thi tuyển lớp 10 môn Văn của TP Hồ Chí Minh cũng thấy rất khác.
 

Bộ GD-ĐT không nên ra đề minh họa nữa

Thạc sĩ Hồ Tấn Nguyên Minh, tổ Văn, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) nêu cho rằng: Bộ GD-ĐT không nên ra đề thi minh họa hàng năm nữa.

15-08-42_ho_tn_nguyen_minh
Thạc sĩ Hồ Tấn Nguyên Minh.
“Đề thi chưa hay, chưa phát huy được năng lực của học sinh, chưa thực sự phân hóa được học sinh” (Thạc sĩ Hồ Tấn Nguyên Minh).

Trả lời câu hỏi của PV Báo NNVN về việc điểm thi môn Ngữ Văn năm nay thấp, điểm liệt và điểm dưới trung bình quá nhiều, điểm 8 trở lên quá ít, Thạc sĩ Hồ Tấn Nguyên Minh phân tích do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Bộ GD-ĐT ra đề minh họa, thông báo đề thi chính thức sẽ bám sát đề minh họa. Thầy cô giáo và học sinh cả nước ôn theo một “khuôn” của đề minh họa. Cuối cùng đề thi chính thức lại ra khác kiểu nên nếu ôn thi theo kiểu máy móc sẽ không ít em hụt hẫng. Đã đến lúc không nên ra đề minh họa nữa để tránh lối học khuôn mẫu.

Thứ hai, đề thi chưa hay, chưa phát huy được năng lực của học sinh, chưa thực sự phân hóa được học sinh. Câu nghị luận xã hội ra một vấn đề khá cũ kỹ, không khó làm nhưng với những em có năng lực sẽ không cảm thấy hứng thú. Câu nghị luận văn học ra một đoạn rất ngắn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đây là tác phẩm ký, ý nghĩa đã được nhà văn thể hiện rất rõ trong văn bản chứ không ẩn như thơ, hay truyện. Cho nên khi làm đề này, học sinh cũng chỉ thể hiện lại những ý mà tác giả đã nói cả, dù có năng lực các em cũng chẳng có gì nhiều để viết. Điểm thi cứ 5,6,7 là vì vậy.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm