| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất lập “vườn tượng” sư tử ngoại lai

Thứ Năm 15/01/2015 , 15:26 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên đã đề xuất lập “vườn tượng” sư tử ngoại lai tại Bảo tàng Hà Nội để làm điểm cho các địa phương. / Di dời linh vật ngoại lai đi đâu?

Lập vườn tượng sư tử

Báo NNVN có bài viết “Di dời linh vật ngoại lai tới đâu?” phản ánh tại Hội nghị sơ kết công tác triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 8/8/2014 của Bộ VH-TT&DL về việc "Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam", nhiều địa phương bày tỏ nỗi băn khoăn, lúng túng với việc chọn địa điểm di dời linh vật ngoại lai.

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, ông Trương Minh Tiến thẳng thắn thừa nhận đơn vị này rất lúng túng với việc xử lý sư tử đá ngoại lai sau khi di dời khỏi di tích.

Đến tháng 11/2014, Hà Nội đã hoàn thành thống kê linh vật ngoại ở các di tích trong 30 quận, huyện, thị xã. Đã có 26 quận huyện thị xã triển khai di dời linh vật ngoại lai ra khỏi di tích. Tuy nhiên, việc xử lý ở các quận, huyện, thị xã lại phải tự tìm cách riêng thích hợp đặc thù từng nơi.

“Nhiều địa phương họ đưa vào kho, có nơi tính đem chôn…”, ông Trương Minh Tiến cho biết. Ý tưởng này ngay lập tức bị họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cảnh báo: “Không nên chôn vì 500 - 1.000 năm sau, con cháu chúng ta đào lên thấy, sẽ nghĩ đó là linh vật Việt”.

Để tháo gỡ cho vấn đề của các địa phương, bà Đặng Thị Bích Liên cho biết: “Chúng tôi đã có phương án giải quyết khó khăn về chỗ di dời của Hà Nội. Hiện nay, theo thông tin chúng tôi biết gần Bảo tàng Hà Nội có một khu đất trống mà một DN chưa triển khai xây dựng. Chúng tôi sẽ đặt vấn đề mượn khu đất này để tập kết sư tử ngoại lai làm vườn tượng”.

Đồng tình với đề xuất của bà Đặng Thị Bích Liên, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế, cho rằng công viên này ghi dấu một giai đoạn văn hóa… mất phương hướng.

“Nếu ý tưởng của Thứ trưởng Liên thành hiện thực thì những người nghiên cứu chúng tôi thấy rất thỏa lòng”, ông Thế chia sẻ ý kiến.

Đừng đùa giỡn với thần linh

Không chỉ lo ngại về việc đưa sư tử đá ngoại lai, mà ngay cả việc đưa tỳ hưu, đưa tượng Quan âm trắng vào di tích cũng là trái với truyền thống.

Ông cha từ xưa chỉ để hổ và chó đứng canh cửa, mà chủ yếu là hổ với biểu tượng dân gian rất đẹp. Vì vậy, PGS.TS Trần Lâm Biền, người dành nhiều năm nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa, lo ngại cần phải xử lý triệt để vấn đề linh vật ngoại lai, nếu không rồi đây, có người không hiểu đúng vấn đề lại cho đưa về di tích.

Nhà nghiên cứu này khẳng định, đưa những linh vật không đúng vào di tích, là do không hiểu biết nên những người làm văn hóa phải giải thích ý nghĩa biểu tượng, người dân sẽ hiểu và tự nguyện di dời, tránh được sự âm ỉ và có lúc trỗi dậy. Đặc biệt, ở nhiều di tích đề tên người công đức trên hiện vật, là điều xưa tuyệt đối không có.

“Đó là sự đùa giỡn, đặt cược với thần linh, không đúng cả về tín ngưỡng lẫn văn hóa. Ghi tên mình vào hiện vật để dâng cho thần linh ở thế giới bên kia là ghi tên mình vào sổ tử đó”,  PGS.TS Trần Lâm Biền cảnh báo.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Chánh Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định quan điểm đồng ý với chủ trương của Bộ VH-TT&DL về việc di dời linh vật ngoại lai ra khỏi các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng theo Luật Di sản. Đồng thời Thượng tọa cũng đề nghị Sở VH-TT&DL các tỉnh vào cuộc quyết liệt hơn để giải quyết những mâu thuẫn dễ xảy ra giữa sư trụ trì và các cụ trong việc di dời linh vật ngoại lai. Tôn trọng di tích gốc nhưng cũng phải để cho phát triển, nên đề nghị Bộ VH-TT&DL có cái nhìn rộng hơn.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm