| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất xây dựng kè bảo vệ các khu du lịch

Thứ Hai 04/07/2022 , 14:07 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Trước thực trạng xâm thực bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch, cảnh quan và an toàn cho du khách, ngành nông nghiệp Bình Thuận đề xuất hai phương án.

Những năm gần đây, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng triều cường, bão lũ với cường độ ngày càng gia tăng đã gây ra tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận rất nghiêm trọng.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khảo sát kè biển tại Mũi Né, TP Phan Thiết. Ảnh: KH.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khảo sát kè biển tại Mũi Né, TP Phan Thiết. Ảnh: KH.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, căn cứ quy hoạch công trình chống xói lở bờ biển tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, giải pháp công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch được đề xuất: Đối với đoạn bờ đã có bãi, kè biển dạng tường cừ hoặc kè biển dạng kết hợp tường hắt sóng, đỉnh kè liên kết dầm bê tông cốt thép có bố trí hành lang đỉnh kè, thoát nước và đường giao thông phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, duy tu, bảo dưỡng. Giữa hành lang đỉnh kè và đường giao thông có bố trí dải phân cách bằng hoa viên cây xanh. Đối với đoạn bờ biển chưa có bãi, dùng kè mỏ hàn kết hợp đổ cát tạo bãi nhân tạo.

Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài192 km, cần phải làm kè bảo vệ khoảng 116,89 km, trong đó kè bảo vệ khu dân cư, khu sản xuất là 85,67 km, kè bảo vệ khu du lịch 31,22 km.

Những năm qua, nhiều khu du lịch nơi đây đã chủ động xây dựng kè tạm để ứng phó tình trạng xâm thực đe dọa. Theo đó, trong đó giai đoạn trước năm 2019, các cơ sở du lịch đầu tư kè biển sử dụng kè mái nghiêng cấu kiện bê tông lắp ghép và kè bậc cấp xây đá chẻ. Nhưng từ năm 2019 đến nay, các cơ sở du lịch bắt đầu sử dụng kè tạm túi cát geotube.

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng kè tạm. Ảnh: KS.

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp chủ động xây dựng kè tạm. Ảnh: KS.

Đến nay đã có 11 cơ sở du lịch làm kè tạm túi cát. Riêng đoạn bờ bao quanh núi Cố, phường Phú Hài, một số khu du lịch gồm Cát Trắng, Phú Hải, Romana, Vách đá, Nhất Viên...đã làm kè mỏ hàn đá đổ để tạo bãi.

Còn tại huyện Hàm Thuận Nam, kè khu du lịch Việt Pháp dài 113m, dạng bậc cấp xây đá chẻ (hoàn thành năm 2019). Kè mỏ hàn đá đổ tạo bãi khu du lịch Vạn Trụ dài 137,6m, đã hoàn thành 100m. Tại huyện Hàm Tân, khu du lịch Sinh thái Cát Vân đã xây dựng kè mỏ hàn đá đổ dài 220m (không tính mũi), hoàn thành năm 2018.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận đánh giá, do tiết kiệm vốn đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư kè bê tông và xây đá chẻ thường có mái khá dốc so với kè do nhà nước đầu tư, làm phát sinh sóng phản xạ lớn tạo nhiễu động lớn trước kè. Từ đó, dẫn đến lượng bồi tụ nhỏ hơn lượng xói, lâu ngày dẫn đến mất bãi (quá trình này kéo dài qua nhiều năm), không đáp ứng yêu cầu du lịch.

Đối với kè tạm bằng túi cát được xây dựng tự phát, phần lớn không xin phép xây dựng nên không đồng bộ, gây mất mỹ quan và làm ảnh hưởng đến các cơ sở lân cận. Riêng các kè mỏ hàn đá đổ bước đầu đã phát huy hiệu quả tạo bãi và chống biển xâm thực.

Về phương án xây dựng công trình kè tại khu, điểm du lịch, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận cho rằng, giải pháp công trình loại kè bờ trực tiếp bằng mảng mái nghiêng cấu kiện bê tông lắp ghép hoặc xây bậc cấp đá chẻ sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội.

Cụ thể kè kiểu này, không chỉ bảo vệ bờ chống được biển xâm thực mà còn không gây tác động đến dòng chảy ven bờ làm mất cân bằng bồi xói. Hơn nữa thiết kế, thi công không phức tạp, có giá thành vừa phải.

Do biến đổi khí hậu nên bờ biển ở Bình Thuận bị xâm thực nặng nề nên cần làm kè để chống xói lở. Ảnh: KS.

Do biến đổi khí hậu nên bờ biển ở Bình Thuận bị xâm thực nặng nề nên cần làm kè để chống xói lở. Ảnh: KS.

Tuy nhiên, qua nhiều năm khai thác, loại kè bờ trực tiếp bằng bê tông hoặc đá xây bộc lộ một số hạn chế như mái kè chịu tác động trực tiếp của sóng biển trên diện rộng, chất lượng bê tông hoặc vữa xây thường không lâu dài, chỉ tồn tại khoảng từ 10 - 15 năm. Ngoài ra, tạo nhiễu động lớn trước kè so bãi tự nhiên, lượng bồi tụ giảm, lâu ngày dẫn đến mất bãi, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, không thể trang trí kè tạo mỹ quan dưới tác động mạnh và trực tiếp của sóng biển. Kinh nghiệm cho thấy đá trang trí ốp tường đỉnh kè dễ bị sóng đánh vỡ.

Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có các giải pháp công trình kè bờ (chủ yếu tạo cảnh quan) kết hợp công trình giảm sóng giữ bãi nhằm chống xâm thực bờ biển; khôi phục và giữ được bãi biển phục vụ du lịch, ổn định đường bờ dài hạn, đảm bảo cảnh quan, mỹ quan và hạn chế ảnh hưởng đến khu vực lân cận.

Do đó, Sở NN-PTNT Bình Thuận đề xuất hai giải pháp, một là đê giảm sóng cách bờ kết hợp kè bờ tạo cảnh quan. Theo đó, giải pháp này sử dụng các đoạn đê giảm sóng đặt cách bờ, được bố trí song song với tuyến đường bờ. Đê có mặt cắt hình thang sử dụng vật liệu bê tông hoặc đá tự nhiên (để tăng tuổi thọ công trình). Bên trong làm kè bờ trực tiếp chủ yếu tạo cảnh quan.

Hai là kè mỏ hàn kết hợp kè bờ tạo cảnh quan. Phương pháp này sử dụng hệ thống kè mỏ hàn (chữ I, chữ T…) được bố trí vuông góc với tuyến đường bờ. Mặt cắt ngang mỏ hàn tương tự như đê giảm sóng. Mặt đỉnh kè bố trí đường bê tông tạo cảnh quan và thuận tiện đi lại. Bên trong làm kè bờ trực tiếp chủ yếu tạo cảnh quan. Có thể sử dụng tổ hợp đê giảm sóng và kè mỏ hàn cho 1 công trình.

Tuy nhiên, các giải pháp thiết kế được đề xuất chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lựa chọn giải pháp thiết kế với quy mô như thế nào, có đảm bảo an toàn không, xây dựng mô hình diễn biến bồi xói bờ biển… phải được 1 đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thủy lợi, đê kè nghiên cứu, thiết kế và chạy mô hình để kiểm tra. Trước khi đầu tư xây dựng, cần thiết phải có một đề án nghiên cứu chuyên sâu và khoa học nhằm xác định mô hình đầu tư và giải pháp công trình phù hợp và hiệu quả đối với từng cung bờ có các khu, điểm du lịch.

 Nhiệm vụ này, Sở NN-PTNT đã đề nghị UBND tỉnh giao cho UBND TP Phan Thiết chủ trì phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện nhằm thuê một đơn vị tư vấn thực hiện đề án nghiên cứu, đề xuất mô hình đầu tư và giải pháp công trình kè bảo vệ bờ biển, cảnh quan tại khu, điểm du lịch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm