| Hotline: 0983.970.780

Đem dưa hấu cho bò ăn

Thứ Hai 07/04/2014 , 18:53 (GMT+7)

Đến thời điểm này, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi còn khoảng gần 200 ha dưa chín rục ngoài ruộng chờ thu hoạch.

Thế nhưng bà con nông dân chẳng biết bán cho ai, dưa ngày một chín nhiều, bà con để mặc dưa nằm lăn lóc giữa ruộng.

Còn tại Quảng Nam, vựa dưa Kỳ Lý, huyện Phú Ninh còn 10 ngày nữa bước vào thu hoạch chính vụ, người dân như đang đứng trên đống lửa. Toàn huyện có gần 700 ha dưa hấu, ước tính đạt 14.000 tấn. Thế nhưng dưa xuất sang Trung Quốc đang gặp khó khăn về vận chuyển, thương lái không thu mua. Cứ tình trạng này, người trồng dưa Quảng Nam lỗ thê thảm.

Đặc biệt mấy hôm nay xuất hiện mưa, kèm theo nắng nóng nên tỷ lệ dưa nứt nẻ nhiều. Nhà nào nuôi bò thì đem về cho ăn, nhưng bò ăn dưa suốt nên chúng cũng chẳng thèm ăn nữa!

Vụ dưa năm nay, những hộ nông dân trồng trà dưa sớm tại tỉnh Quảng Nam bán với giá 1.000 - 2.000 đ/kg, sau đợt ách tắc ở cửa khẩu Lạng Sơn. Lợi dụng thời cơ thương lái ép giá xuống còn 1.000 đ/kg (dưa loại 1 xuất sang Trung Quốc).

Nay diện tích dưa chưa thu hoạch đang nhiều, bà con cứ tưởng giá nằm ở mức này thu hoạch xong bán vớt vát được ít để bù lỗ. Ai ngờ, từ đầu tháng 4 đến nay thương lái không thèm ngó tới.

Bà Trần Thị Lan, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh thuê 10 sào đất bãi bồi trên sông Trà trồng dưa hấu. Bà Lan đầu tư giống, phân bón, thuê đất… hết gần 30 triệu đồng. Trà dưa chín sớm bà bán được 3 sào, với sản lượng 3 tấn, giá bán 1.500 đ/kg. Tính ra bà mới thu về được 4,5 triệu đồng. Hiện 7 sào dưa đã chín, thương lái chẳng ngó đến.

“Trồng dưa chờ vào người thu mua nhưng mấy hôm nay, gọi điện thương lái ai cũng từ chối hết. Họ trả lời rằng, do xe chở được ít lãi không nhiều nên đã ngừng thu mua”, bà Lan buồn rầu.

Anh Hùng, một thương lái thường xuyên vận chuyển dưa xuất sang Trung Quốc nhưng nay đã dừng lại.

nh-1154523980
Dưa hấu cho bò ăn

Anh chuyển mua dưa của bà con bằng xe tải 2,5 tấn chở dưa đi các huyện vùng cao tiêu thụ. Theo anh Hùng, một xe tải 3 chân thường chở được 30 tấn. Nhưng nay theo quy định chỉ chở được trên 10 tấn, xe nào chở quá phạt 9 triệu (đối với xe tư nhân); 12 triệu đồng (đối với xe doanh nghiệp).

“Với trọng tải 10 tấn thì đưa dưa ra đến Lạng Sơn chẳng lãi được mấy. Do đó, thương lái ở Quảng Ngãi hầu hết đã “đầu hàng” việc chở dưa sang Trung Quốc, còn chở quá trọng tải thì bị phạt nặng nên tài xế chẳng dám chạy”, anh Hùng cho biết.

Hiện ở cánh đồng dưa huyện Sơn Tịnh lâu lâu mới có những xe có trọng tải 1-3 tấn đến thu mua, số dưa này vận chuyển lên các chợ, vùng quê bán lẻ. “Xe ấy mà chở hết cánh đồng dưa này chắc cả tháng cũng chưa xong. Giải quyết được từng ấy dưa của bà con trông chờ vào xe có thùng lớn, may ra mới “hốt” cánh đồng dưa này”, bà Lan than thở.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm