| Hotline: 0983.970.780

Đến Cô Tiên cũng phải muộn phiền

Thứ Năm 24/10/2019 , 09:00 (GMT+7)

Có Cô Tiên không lo mất mùa, có Cô Tiên không lo sâu bệnh, có Cô Tiên không lo đổ ngã, có Cô Tiên không lo giá thấp…Đấy là những gì mà người dân quen truyền tai nhau nhưng điều đó không ứng với năm nay…

15-51-42_nh_9
Chị Xoa trên thùng xe chở thóc từ đồng về thôn.

Tôi với chị Nguyễn Thị Xoa ở thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) ngồi trong chiếc thùng xe ba bánh cùng mấy bao tải thóc Cô Tiên mới gặt cứ nảy lên nảy xuống trên con đường đất gồ ghề sống trâu chạy qua những cánh đồng bạc trắng vì sâu bệnh về nhà văn hóa thôn.

Ở đó đã có mấy người trực sẵn, kẻ cầm cân, người cầm thúng, đong đong, đổ đổ để bán cho hợp tác xã. Mặt ai cũng méo xẹo. Vài người than: “Thế nào vụ này lại quy định mỗi bao 40 kg phải đóng thành 41 kg để trừ cho cái bì chỉ khoảng 1 lạng, đúng là đã thiệt đơn lại còn thiệt kép”.

Cô Tiên là giống lúa nếp tuy chất lượng không thực sự cao nhưng mấy năm nay được người dân nhiều tỉnh thành tiếp nhận nhanh bởi năng suất khá và nhất là khả năng chống chịu sâu bệnh. Thế nhưng vụ này, ở thôn Cấn Hạ có không ít lời bàn tán về khả năng này của Cô Tiên. 8 sào lúa nhà chị Xoa nhiễm sâu đục thân khá nặng, thêm vào đó lại bị chuột bọ phá hoại (lỗi này do địa phương không tổ chức tốt việc đánh chuột) khiến cho năng suất chỉ cỡ 1 tạ/sào.

“Vụ xuân vừa rồi mỗi sào được 2 tạ, bán được 7.000đ/kg nên cũng được lãi chút ít. Vụ này đã mất mùa giá lại chỉ cân có 6.100đ/kg thóc tươi trong khi đó tiền cày bừa, máy móc, phân gio, thuốc sâu… tính ra đã hơn 600.000đ/sào. Tự làm mà còn thế chứ nếu phải thuê thì lỗ to chú ạ!”, chị Xoa nói.

Cạnh đó, ông Nguyễn Văn Liễn ở thôn Cấn Hạ đang lúi húi đóng bao, chờ cân cũng nén tiếng thở dài khi kể về 7 sào nếp năng suất trung bình khoảng 1,2 tạ. Rất nhiều hộ khác cũng chỉ đạt 1-1,3 tạ/sào như vậy.

15-51-42_nh_11
Quy cách đong 40 kg mỗi bao nhưng phải 41 kg mới được chấp nhận.

Trước sự xì xào của người dân, anh Phùng Văn Đồng, Trưởng ban kiểm soát của hợp tác xã Cấn Thượng- đơn vị bao tiêu sản phẩm cho toàn bộ diện tích nếp Cô Tiên của cả xã cho biết, xã có 3 hợp tác xã thì Cấn Hạ năng suất thấp nhất bởi nó đã mất vai trò, hai vụ nay bị dân bãi nhiệm nên không có ai chỉ đạo gì cả.

Kênh mương hỏng hóc không được sửa, nước bơm lên ai tranh được thì tranh không lại chảy xuống mương, dự tính dự báo sâu bệnh không có nên người phun đúng lứa kẻ phun trượt. Một số hộ vì sâu bệnh, chuột bọ phá hoại quá, ước tính năng suất chỉ đạt 20-30kg/sào nên không thu hoạch mà để cho chủ máy gặt được bao nhiêu thì lấy. Sản xuất như thế nên năng suất thấp là phải chứ không hẳn do giống.

Cũng theo anh Đồng đã 5 năm nay hợp tác xã hợp đồng với dân để sản xuất thóc nếp, vụ này số lượng 400 tấn tương đương với khoảng 200 mẫu. Mọi năm giá thóc Cô Tiên đều trên 7.000đ/kg nhưng nay chỉ được cỡ 6.200đ nhưng vì là thu tươi nên bà con đỡ công phơi phóng, quạt, đóng bao, trung bình vẫn có thể lãi cỡ 500.000đ/sào.

Giá thóc rẻ do thứ nhất là nhiều nơi được mùa, thứ hai là do thị trường Trung Quốc năm nay ít nhập gạo nếp. Hiện xã đã thu hoạch được hơn ½ diện tích lúa nếp và vẫn có các đầu mối nhập chứ không hề bị ế.

15-51-42_nh_12
Chờ đợi để hợp tác xã cân thóc.

Để biết thêm thông tin, tôi liên lạc với chị Nguyễn Thị Hà- một đầu mối chuyên thu mua thóc nếp ở thôn Trai Trang huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và được biết: “Trong các năm kinh doanh gạo chưa bao giờ tôi chứng kiến giá nếp rẻ như năm nay. Nếp Cô Tiên đang được thu vào với giá 6.500đ/kg thóc tươi, các loại nếp khác ngon hơn như nếp Nhung giá cũng chỉ 7.000đ/kg thóc tươi. Lý do là bởi đâu đâu cũng cấy nhiều, thu dồn dập vào một thời điểm dẫn đến không thụ hết chứ không hẳn do Trung Quốc không nhập hàng bởi các loại nếp trên chỉ tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu là “nếp tẻ”, hạt nhỏ hơn, năng suất cao như lúa tẻ và giá bán rẻ hơn cả nếp Cô Tiên”.

Ở thôn Trai Trang hầu như cả làng đều đi buôn thóc còn quy mô lớn, có lò sấy, có máy xay xát như chị Hà có khoảng 20 hộ. Mọi năm giá thóc cao phần cất kho phần xát luôn để đẩy bớt hàng đi nhưng năm nay mọi người để tất trong kho chờ đợi bởi với giờ giá thóc nếp Cô Tiên khô 10.800đ/kg, giá gạo 15.300đ/kg như hiện tại chỉ vừa đủ công vận chuyển, sấy, xay xát chứ không có lãi.

Từ đầu mùa đến giờ riêng gia đình chị đã thu gom được gần 1.000 tấn thóc tươi và hiện tại vẫn đang đi thu mua tiếp ở Bắc Ninh vì tỉnh này cấy muộn hơn các nơi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm