| Hotline: 0983.970.780

Đến năm 2020, Bình Phước sẽ tự cân đối ngân sách

Chủ Nhật 14/04/2019 , 15:05 (GMT+7)

Đó là mục tiêu mà tỉnh Bình Phước đặt ra. Và để thực hiện mục tiêu, tỉnh này đang tạo ra những bước đột phá về công nghiệp, thương mại.

16-40-33_nh_2
Khu công nghiệp Minh Hưng - Chơn Thành đang làm điểm đến lý tưởng của các dự án đầu tư nước ngoài

Mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở, khi năm 2018 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.279 tỷ đồng, vượt 60% dự toán Bộ Tài chính giao và tổng thu đã đạt 80% so với tổng chi.

Theo cáo cáo của UBND tỉnh Bình Phước, trong năm 2018 và quý I năm 2019, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và tiêu dùng của tỉnh đều tăng trên mức bình quân cả nước, xuất khẩu đứng thứ 19 cả nước.

Trong năm 2018 tỉnh đã thu hút 187 dự án đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký gần 18 ngàn tỷ đồng, tăng 18% số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký; thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI) được 34 dự án với số vốn đăng ký 459,5 triệu USD, tăng 54,5% về số dự án và tăng hơn 3 lần về số vốn đăng ký cùng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 81%, dẫn đầu cả nước. Trong đó đáng chú ý là thực hiện các dự án Chương trình phát triển điện năng lượng mặt trời và Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Bình Phước.

Đến nay, UBND tỉnh Bình Phước đã trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt 39 dự án điện mặt trời với tổng công suất 3.506 MWp. Tuy nhiên, hiện mới có 5 dự án được Thủ tướng phê duyệt và một dự án được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất là 850 MWp; 14 dự án đã được Bộ Công Thương hoàn thành công tác thẩm định và 20 dự án chưa lấy ý kiến thẩm định. Hiện đường dây 220kV Bình Long - Tây Ninh dự kiến hoàn thành trong năm 2019. Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Bình Phước sử dụng vốn ngân sách Trung ương, giai đoạn 2013 - 2020, vốn trung hạn sử dụng vốn ngân sách và vốn đối ứng của tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tổng nhu cầu vốn 75,5 tỷ đồng. Vốn EU tài trợ và vốn đối ứng của tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020 được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tổng nhu cầu vốn 70,5 tỷ đồng...

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy, hiện vấn đề cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh đạt thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, tính liên kết trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm hỗ trợ trên địa bàn tỉnh phục vụ sản xuất chính không đáng kể, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Cạnh đó, giá trị gia tăng ngành công nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp chế biến của tỉnh còn thấp. Hoạt động thương mại phát triển nhưng còn gặp khó khăn về liên kết sản xuất và tiêu thụ. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu mặc dù tăng trưởng khá nhưng chưa ổn định, do các thị trường nhập khẩu lớn quy định nghiêm ngặt đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như điều, cao su, tiêu.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ Bình Phước phát triển các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung như thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng điện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu, giảm xuất nguyên liệu thô; phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh và sử dụng nguyên liệu tại chỗ có đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu; sản xuất nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong nước thay thế nhập khẩu. Đặc biệt, sớm xúc tiến chương trình phối hợp giữa tỉnh với Bộ Công thương.

Tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước đầu tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, chỉ số tăng trưởng cho thấy địa phương đang đi đúng hướng, trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế cửa khẩu để phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ.

16-40-33_nh_1
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh làm việc với tỉnh Bình Phước về phát triển công nghiệp, thương mại tại Bình Phước

Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bình Phước xây dựng chương trình hợp tác về tăng cường thúc đẩy thu hút đầu tư gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đổi mới công nghệ với nhóm sản phẩm điều, tiêu, cao su, năng lượng. Mặt khác, đa dạng hóa các hình thức thương mại để khai thác bền vững các sản phẩm trọng điểm của địa phương.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ Công thương làm đầu mối phối hợp với Bình Phước để xây dựng đề án tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với hội nhập phát triển; rà soát chính sách hỗ trợ địa phương hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp. Riêng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện nông thôn, Bộ trưởng đề nghị Cục Điện lực rà soát điều chỉnh kế hoạch đầu tư sao cho phù hợp, đồng thời có cơ chế đặc thù đối với Bình Phước.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất