| Hotline: 0983.970.780

Dẹp phân bón giả, kém chất lượng: Chỉ phạt nặng, liệu có xuôi?

Thứ Hai 31/05/2010 , 10:31 (GMT+7)

Bởi tính bức xúc của lĩnh vực này mà Nghị định 15/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngay từ ngày 14/04/2010 như điều 21 đã quy định mà không cần thông tư hướng dẫn.

Nghị định mới ra đã tính sửa 

Tăng nặng hình phạt 

Tại hội nghị phổ biến Nghị định 15/2010/NĐ-CP, Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động SXKDPB do Cục Hóa chất (Bộ Công thương), đơn vị được giao phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chắp bút soạn thảo nghị định này, tổ chức tại TPHCM mới đây, bà Nguyễn Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cho biết Nghị định được soạn thảo từ yêu cầu của Chính phủ để chống lại nạn SXKDPB giả, phân bón kém chất lượng đang phát triển mạnh, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và nông dân.

Theo bà Liên, mức phạt theo Nghị định về xử phạt hành chính trước đây là quá nhẹ, không đủ sức răn đe nên tệ nạn ngày càng phát triển, càng nhức nhối. Cũng bởi tính bức xúc của lĩnh vực này mà Nghị định có hiệu lực ngay từ ngày 14/04/2010 như điều 21 đã quy định mà không cần thông tư hướng dẫn. 

Bà Nguyễn Kim Liên, PCT Cục Hóa chất (Bộ Công thương) tại hội nghị phổ biến nghị định 15/2010/NĐ-CP về xử phạt trong SXKDPB

So với các văn bản pháp luật khác trước đây, Nghị định 15 đã lượng hóa được một số hành vi mà trước đây còn dùng từ định tính, chung chung nên khó vận dụng. Nghị định đã gom tất cả các dạng sai phạm trong lĩnh vực SXKDPB chia thành 14 hành vi, và mỗi hành vi lại có những khung hình phạt khác nhau tùy theo mức độ sai phạm.

Chẳng hạn, với hành vi SX phân bón giả, Nghị định mới quy định có 3 dấu hiệu, trong đó có dấu hiệu: Hàm lượng định lượng tổng các chất dinh dưỡng chỉ đạt từ 0%-50% mức tiêu chuẩn công bố hoặc mức quy định trong Danh mục phân bón. Mức phạt cũng được quy định theo hướng tăng nặng, trước đây mức phạt cao nhất được áp dụng là 100 triệu đồng thì nay mức cao nhất được áp dụng là 150 triệu đồng. Hành vi SX phân bón kém chất lượng trước đây thường có mức phạt 10 – 12 triệu đồng thì nay mức phạt đó được tăng lên 50-60 triệu. Với hành vi kinh doanh phân bón kém chất lượng (hệ thống đại lý) mức phạt cũng được tăng lên gấp 3-4 lần so với trước đây.

Chưa ráo mực đã lỗi thời

Bên lề hội nghị, một đại biểu đã bức xúc “Nếu tôi là Thủ tướng thì không hiểu tôi sẽ phạt các vị như thế nào” vì vừa mới trình ký chưa ráo mực đã “sẵn sàng nghe để chỉnh sửa”. Ngay tại hội nghị tổng kết công tác thanh tra phân bón năm 2009 các tỉnh phía Nam do Bộ NN- PTNT tổ chức tại Nha Trang ngày 24/5 hội nghị cũng đã dành thời gian cho ông Trương Hợp Tác, Trưởng phòng Quản lý đất và phân bón (Cục Trồng trọt) phổ biến nghị định này và một số bất cập đã được đại biểu phát hiện và ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã cho rằng việc triển khai nghị định 15 cần một thông tư hướng dẫn liên Bộ.

Điểm bất cập nhất trong nghị định này có thể nói là cố tình “triệt” các doanh nghiệp SXKDPB vừa và nhỏ. Điều 6 quy định phạt 50-60 triệu đồng cho hành vi SX gia công phân bón không đạt mức so với sai số định lượng cho phép. Với những Cty có quy mô SX lớn với doanh số cả nghìn tỷ đồng thì mức phạt trên có thể vận dụng được, nhưng với những DN phân bón lá, doanh số chỉ mấy trăm triệu thì chỉ việc phạt một lần là đã sập tiệm. Đấy là chưa kể các đơn vị dùng trong phân bón lá là phần triệu, phần tỷ nên sai số thường rất lớn. Điều 6 cũng mâu thuẫn với điều 10 (kinh doanh phân bón giả), cùng sai phạm đấy nhưng ở đại lý thì chỉ bị xử phạt 1-2 triệu đồng (giá trị lô hàng phân bón lá thường nhỏ).

Nghị định mới cũng thể hiện “bảo vệ người nhà” khi mức phạt cho cho hành vi “lấy mẫu sai”, “phân tích sai” , “làm sai lệch kết quả” chỉ chịu phạt ở mức 1- 5 triệu đồng mà tác hại của nó còn lớn hơn cả lô hàng với mức phạt 50- 60 triệu đồng.

Nghị định mới cũng không nhất quán trong các khái niệm. Ví dụ trong định nghĩa về phân bón giả có yếu tố “Hàm lượng định lượng tổng các chất dinh dưỡng chỉ đạt 0-50%”. Thế chất hữu cơ trong phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học có coi là yếu tố dinh dưỡng không? Nghị định 15 quy định “Sản xuất phân bón là quá trình chế tạo, tạo ra phân bón”. Thế thì những người kinh doanh phân bò khô không nằm trong phạm vi điều chỉnh của nghị định này vì họ đâu có chế tạo ra phân bò… 

MỘT SỐ PHÂN BÓN QUÁ TỆ 

1. Cty CP Thiên Minh (Bình Chánh, TP HCM)

Tên sản phẩm

Kiểm tra tại

Chất lượng công bố

Chất lượng phân tích

Phân hữu cơ sinh học Trâu vàng số 7

Bình Thuận

HC: 23%; N-P-K: 3-3-1

HC: 9,1%; N-P-K: 0,68-0,2-0,035

Phân hữu cơ sinh học trâu vàng số 9

Trà Vinh

HC: 18%; N-P-K: 3-6-0

HC: 9,7%; N-P-K: 0,9-1,4-0

Phân bón lá TM5-L siêu lớn hột lúa

Bạc liêu

N: 5%; K2O: 40%

N: 3%; K2O: 6%

Phân hữu cơ sinh học Trâu vàng

Lâm Đồng

HC: 23%; N-P-K: 2,5-2,5-2,5

HC: 9,4%; N-P-K: 0,8-0,8-0,8

Phân hữu cơ sinh học Trâu vàng

Lâm Đồng

HC: 18%; N-P-K: 3-6-0

HC: 13,1%; N-P-K: 1,6-1,4-0

Phân hữu cơ sinh học

Lâm Đồng

HC: 22,5%; N-P-K: 0,75-0,95-0,5

HC: 10%; N-P-K: 1,3-1,2-0,55

Phân bón lá TM-5L

Cục Trồng trọt

N-P-K-Zn: 5-4-3-2,5

N-P-K-Zn: 1,96-0,1-1-0,001

Phân bón lá siêu lớn hạt lúa

Long An

N: 5%; K2O: 40%

N: 3,7%; K2O: 9,7%

2. Cty TNHH Green Field ( KCN Phan Thiết, Bình Thuận)

Phân hữu cơ LiO Thai

Bình Thuận

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC: 8,7%; N-P-K: 14,5-0-1,3

Phân hữu cơ LiO Thai

Tiền Giang

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC:6,6%; N-P-K: 13,5-0-1,3

Phân hữu cơ LiO Thai

Trà Vinh

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC:5,7%; N-P-K: 13,5

Phân hữu cơ LiO Thai

Lâm Đồng

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC:3,5%; N-P-K: 9,9-0-0,88

Phân hữu cơ LiO Thai

Kiên Giang

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC:5,9%; N-P-K: 13,4-0-1,1

Phân hữu cơ LiO Thai

Long An

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC:9,4%; N-P-K: 11,4-0-1,4

Phân hữu cơ LiO Thai

Cục Trồng trọt

HC:15%; N-P-K: 14,5-0-1,01

HC: 11,6%; N-P-K: 14,1-0- 1

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm