| Hotline: 0983.970.780

Di dân, TĐC thủy điện Đồng Nai 3- Đắk Nông: Ẩn chứa nhiều bất ổn

Thứ Tư 06/10/2010 , 09:58 (GMT+7)

Sau hơn nửa tháng tích nước, vẫn còn 80 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu của xã Đắk P’lao (H. Đắk G’long, Đắk Nông) chưa được di dời ra khỏi khu vực lòng hồ.

Tại các thôn 1, 2 và 4 nhiều ngôi nhà đã bị ngập sâu trong biển nước

NNVN số ra ngày 21/9 đã thông tin về những bất cập trong công tác di dân tái định cư thủy điện Đồng Nai 3. Sau hơn nửa tháng tích nước, tình hình càng căng thẳng hơn khi  vẫn còn 80 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu của xã Đắk P’lao (H. Đắk G’long, Đắk Nông) chưa được di dời ra khỏi khu vực lòng hồ.

Trở lại xã Đắk P’lao sau hơn nửa tháng kể từ ngày tích nước,  chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi hàng trăm con người vẫn cố gắng bám trụ nơi đây, chấp nhận cuộc sống vá víu từng ngày để chờ nhận đủ tiền đền bù mới chịu di dời. Hàng chục người khác sau khi nhà bị ngập đã được di dời lên khu tái định cư mới vẫn dắt díu nhau trở lại lòng hồ thủy điện để làm nương kiếm sống và đòi… tiền đền bù. Theo Ban quản lý Dự án thủy điện 6 – chủ đầu tư cho biết: Hiện Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 mới chỉ tích nước giai đoạn I với cao trình 572,5m, khoảng hơn một tháng nữa, cả khu vực này sẽ bị ngập chìm trong biển nước.

Dưới căn nhà gỗ cũ nát, anh Nguyễn Văn Xá (trú thôn 3, xã Đắk P’lao) đang phụ vợ mang mấy bao cà phê đã bị mốc ra phơi trước sân nhà, đây là nguồn sống chính cho gia đình anh trong những ngày sắp tới. Gặp chúng tôi, anh than thở: “Bảng giá đền bù thay đổi xoành xoạch, không biết khi nào gia đình tôi mới lấy được tiền đền bù. Chưa đền bù đủ làm sao đi được, dù nước ngập cũng không sợ” (?!).

Bà H’ông (trú thôn 4) thì cho biết: “Nếu tính theo giá đền bù mới thì toàn bộ đất rẫy, nhà và đất ở của chị trị giá khoảng 400 triệu đồng nhưng huyện lại thông báo chỉ đền bù có 270 triệu đồng. Đền bù thiệt như thế, chúng tôi làm sao đi được”. Hơn 80 hộ dân của thôn 1 và thôn 3 nhất quyết ở lại và quyết “sống chung với lũ” như thế.

Theo báo cáo của chủ đầu tư thì tới thời điểm hiện tại, khu tái định cư mới chỉ mới xây dựng xong 320/432 căn nhà, điều đó có nghĩa là 112 hộ chuyển lên sau phải dựng nhà gỗ, lều bạt ở tạm trong khi chờ BQL dự án thủy điện 6 xây nhà tiếp.. Gia đình anh Giàng A Sáng ở thôn 5 đã lên được hơn 2 tháng, nhà có tới 9 nhân khẩu giờ vẫn phải sống chen chúc trong căn lều tạm bợ, trong khi đó nhà tái định cư chỉ mới đào xong hố móng. “Không biết đến bao giờ chúng tôi mới có nhà ở đây…” – anh Sáng than thở.

Ngoài ra, 95 hộ khác do nhập khẩu sau năm 2004 - thời điểm thành lập tỉnh Đắk Nông -  nên chỉ được hỗ trợ 400m2 đất ở/hộ. Chưa hết, hơn 100 căn nhà tái định cư ở thôn 4, thôn 5 không đảm bảo chất lượng xây dựng, đã có nhiều biểu hiện hư hỏng như sập tường rào, cổng ngõ, bể nước bị thủng, bùn đất theo mưa tràn vào nhà ...

Tuy nhiên, nhà ở chỉ là một vấn đề. Quan trọng không kém là đất sản xuất cho người dân vẫn chưa đâu vào đâu. Ông Nguyễn Cầu – Phó Chủ tịch huyện Đắk Glong cho biết: "Hiện chính quyền địa phương và chủ đầu tư đang tiến hành chia đất sản xuất cho các thôn 4 và thôn 5, theo đó mỗi hộ sẽ được 8.000m2 đất rẫy và 2.000m2 đất trồng lúa nước”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi được biết, nhiều hộ kiên quyết không nhận vì đất quá dốc, quá xấu, không thể canh tác được.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm