| Hotline: 0983.970.780

Đi đầu tái canh cà phê

Chủ Nhật 09/08/2015 , 21:01 (GMT+7)

Nhờ tiên phong tái canh cà phê cùng với áp dụng chặt chẽ tiến bộ kỹ thuật vào SX, Cty TNHH MTV Cà phê Ia Grai đã vươn lên top đầu về năng suất, chất lượng.

Tiên phong

Chúng tôi được nghe nói nhiều về vườn cà phê tái canh hiệu quả rất cao của Cty TNHH MTV Cà phê Ia Grai bởi mỗi lần hội nghị bàn về tái canh cà phê từ cấp Trung ương đến địa phương thì đơn vị này luôn được mời lên báo cáo tham luận điển hình.

Trong chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên, chúng tôi hẹn gặp Giám đốc Cty Nguyễn Đại Ngọc đưa đi thực tế vườn cây.

Sở dĩ phải hẹn trước bởi vị giám đốc này rất ít khi có mặt tại văn phòng Cty, ông chỉ đến chốc lát giải quyết công việc hành chính, còn lại phần lớn thời gian trực tiếp xuống vườn cây nắm bắt tình hình; từ đó chỉ đạo người lao động chăm sóc đúng kỹ thuật.

Đến Cty đầu giờ chiều, chưa kịp uống nước ông Ngọc đã “lôi” ngay chúng tôi đi thăm vườn cây cà phê tái canh được 7 năm tuổi tại đội 8, xã Ia Hrung, huyện Iagrai. Những hàng cà phê xanh ngút ngàn, đều tăm tắp, qủa sai lúc lỉu đang trong thời kỳ vào chắc hạt.

Ông phấn khởi cho biết: "Những lô cà phê tái canh này được Cty đầu tư toàn bộ trong giai đoạn kiến thiết, đến thời kỳ kinh doanh mới giao khoán cho người lao động.

Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật nên cà phê rất tốt. Hiện năng suất bình quân của 200 ha cà phê đã tái canh đạt 4 tấn nhân/ha, cá biệt có những hộ đạt trên 5 tấn".

Có được thành quả này đó là cả là một quá trình dài đầy gian khó. Ông Ngọc kể, Cty đứng chân trên địa bàn 2 huyện biên giới là Chư Prông và Ia Grai của tỉnh Gia Lai, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và di dân xây dựng vùng kinh tế mới đời sống khó khăn, tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp.

Trong tổng số 1.008 ha cà phê thì có đến 300 ha được trồng từ những năm 1982, do hết chu kỳ khai thác, cây bị già cỗi, nhiễm bệnh nhiều nên năng suất, chất lượng thấp.

Bài toán đặt ra cho lãnh đạo Cty là phải tiến hành tái canh diện tích cà phê này gấp. Tuy nhiên vào năm 2007, thuật ngữ tái canh cà phê vẫn còn là điều mới mẻ, chưa có một mô hình nào làm điểm, chưa có quy trình kỹ thuật hướng dẫn tái canh được ban hành (năm 2013 Bộ NN-PTNT mới ban hành quy trình), mặt khác nguồn vốn tái canh lớn mà đi vay ngân hàng rất khó khăn đó là chưa kể lãi suất cao…

Khó khăn là vậy nhưng Cty vẫn quyết tâm phải tái canh bằng được diện tích cà phê “lão hóa” này.

Từ thực tế SX nhiều sáng kiến xây dựng quy trình, xây dựng kế hoạch, tiến độ được đưa ra, nguồn vốn thì huy động nhiều kênh khác nhau, khi bắt tay vào trồng mới Ban Giám đốc Cty chỉ đạo quyết liệt từng khâu, giám sát nghiệm thu chặt chẽ từng công đoạn.

Đến nay Cty đã tái canh được trên 200 ha, năng suất bình quân đạt trên 4 tấn nhân/ha.

Ông Nguyễn Đại Ngọc khẳng định: “Từ thực tế tái canh chúng tôi đã đúc kết muốn tái canh thành công thì không đào hố mới chồng lên hố cũ, đào hố rộng hơn và sâu hơn, cắm cọc để chống xoay gốc, phải có biện pháp chống dế, đào hố chống xâm thực, tránh rửa trôi xói mòn, xới váng mỗi lần bón phân vô cơ vào mùa mưa…”.

Hơn 30 năm kể từ ngày thành lập đến nay Cty TNHH MTV Cà phê Ia Grai nói riêng và các đơn vị của Tổng Cty Cà phê Việt Nam nói chung đóng chân trên địa bàn Tây Nguyên vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn liền với nhiệm vụ ANQP, vừa thực hiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động nhất là lao động đồng bào dân tộc (Cty có 1.015 lao động, trong đó 328 người là đồng bào dân tộc), góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM và ổn định chính trị.

Có lẽ chính sự thành công của đơn vị đi tiên phong trong việc tái canh cà phê mà Cty đã đón hàng trăm đoàn khách từ khắp nơi về thăm quan, học hỏi và đặc biệt hơn một số khâu quy trình của Cty đã được Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Cục Trồng trọt bổ sung vào bộ quy trình tái canh đã được ban hành.

Khoán đi đôi với quản

Thực hiện Nghị định 135/CP, Cty đã khoán toàn bộ diện tích cà phê cho người lao động. Nhờ chính sách này mà công nhân được nhận vườn cây và coi như của nhà mình nên đầu tư chăm sóc rất tốt, từ đó năng suất cà phê bình quân của toàn Cty đạt trên 3 tấn/ha.

Ông Ngọc kể: "Chúng tôi thực hiện phương án khoán nhưng không khoán trắng cho người lao động mà thực hiện 4 phương châm: Quản lý đất đai và vườn cây, quản lý quy trình kỹ thuật chăm sóc vườn cây, quản lý đầu tư vật tư phân bón, quản lý toàn bộ sản phẩm".

Chính phương án khoán đi đôi với quản đã đem lại hiệu quả thiết thực, Cty SXKD hàng năm đều có lãi, còn người lao động thu nhập được nâng cao từ đó gắn bó với doanh nghiệp, với vườn cây hơn và Cty cũng có điều kiện để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào SX, quản lý chặt chẽ các công đoạn và tiến độ chăm sóc.

Ông Ngọc cho biết thêm: "Mặc dù niên vụ cà phê vừa qua toàn ngành mất mùa, sản lượng sụt giảm khoảng 30% nhưng năng suất, sản lượng của Cty lại tăng 10% so với vụ 2013.

Đặc biệt 23 hộ lao động là đồng bào Jarai tại làng Siu, xã Ia Vê là công nhân nhận khoán có vườn cà phê đạt năng suất trên 20 tấn quả tươi/ha, lãi ròng 70 - 80 triệu đồng/ha, có hộ lãi trên 100 triệu đồng/ha…

Phương án khoán đi đôi với quản của Cty được lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Tổng Cty Cà phê Việt Nam đánh giá rất cao và xem đây là mô hình cần được nhân rộng".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm