| Hotline: 0983.970.780

'Dì hai' chống chọi với gió mưa

Thứ Tư 14/12/2016 , 07:55 (GMT+7)

Lại nói đến gió mưa vụ mùa, ở miền đất rừng cọ, đồi chè Phú Thọ vốn không mấy khi có mưa lớn, gió to nên hiển nhiên “dì hai” (J02) thể hiện rất tốt là điều không còn phải bàn cãi.

Tuy nhiên ở miền đồng bằng, duyên hải như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình - nơi thường xuyên gặp mưa bão vào vụ mùa thì sao? Đây cũng là một nỗi lo canh cánh cho những người làm thử nghiệm của Cty Cổ phần Giống - vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.

10-26-05_jo2-o-hi-phong-3
Ruộng J02 ở thành phố biển Hải Phòng
 

Quả thực là mưa gió vụ mùa vừa qua nó hành cho “dì hai” tới số. Ở Hà Nam ruộng sau cấy “dì hai” gặp phải một trận mưa lớn chưa từng có. To đến mức dòng nước còn xô đẩy nhiều giống khác ở các thửa ruộng kề bên trôi luôn vào. Bởi thế mà sau này đội ngũ kỹ thuật của công ty phải chỉ đạo khử lẫn thường xuyên. Tuy nhiên, ngạc nhiên là ruộng lúa của “dì hai ” sau khi nước rút chỉ cần bón thêm phân xuống lại lên tốt bời bời, lại cho thu hoạch cao gần chạm năng suất lý thuyết của giống.

Ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng do vụ xuân 2016 thu hoạch muộn lại 7 - 10 ngày nên vụ mùa 2016 rất gấp gáp về lịch thời vụ, điểm mô hình cấy đến ngày 20 - 21/7/2016. Giai đoạn gieo, chăm sóc mạ gặp mưa rào to kéo dài từ 8 - 9 giờ nhiều diện tích mạ bị ảnh hưởng đã đành, mưa gió còn theo đuổi “dì hai” cả giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, phân hóa đòng. Trong vòng 22 ngày lúa đại trà và lúa trong mô hình đều phải chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão (bão số 1 ngày 28/7; bão số 2 ngày 2/8; bão số 3 ngày 19/8). Trước, trong, sau bão đều có gió, mưa to kéo dài, gây ngập lụt, lại thêm khó bởi có thời điểm gặp nước sông to nên việc tiêu thoát rất chậm.

Các giống khác đổ rạp, ngã ngào, có chỗ không phục hồi nổi nhưng ruộng cấy “dì hai” sau mưa gió, nông dân quãy cho ít phân bón lại vững chãi đứng lên. Chân đất phù hợp để gieo cấy giống của “dì hai” là vàn, vàn thấp tuy nhiên mô hình lại thực hiện trên chân đất cao, cát pha nhưng sau khi áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào, lúa vẫn sinh trưởng khá.

Thực tế chứng minh, “dì hai” có khả năng chống đổ tốt, khả năng chống chịu sâu, bệnh khá, đặc biệt kháng bạc lá rất tốt. Trong khi đó các giống lúa lai, lúa thuần khác bị bạc lá khá nặng, tình trạng tuy không đến nỗi như cả cánh đồng như muốn cháy ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trong vụ mùa vừa rồi.

Đã chất lượng gạo thơm ngon, vị đậm đà “dì hai” lại còn cho năng suất khá tốt. Trải qua mưa bão dập vùi vậy mà khi thu hoạch, cân đong đo đếm, nhiều nông dân không tin vào mắt mình khi giống lúa của “dì hai” này lại cho 63,3 tạ/ha, tăng 570 kg/ha so với ruộng ngoài mô hình.

Theo hạch toán của bà con nông dân Vĩnh Bảo, tổng chi phí cho 1ha trong mô hình của “dì hai” là 29.100.000đ, chi phí sản xuất đại trà là 26.275.000 đ/ha. Lãi thuần của mô hình là 24.705.000 đ/ha, tăng 10.660.000 đ/ha so với sản xuất lúa đại trà - một mức chênh lệch đáng kinh ngạc bởi giá lúa thương phẩm các loại khác đang khá bọt bèo.

10-26-05_jo2-o-hi-phong
Ruộng J02 ở thành phố biển Hải Phòng
 

Ấn tượng sâu sắc với những gì mà “dì hai” thể hiện trong vụ mùa vừa qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vĩnh Bảo đã đề nghị UBND huyện, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, các xã đưa J02 vào cơ cấu sản xuất trong vụ mùa. Tuy nhiên trạm hướng dẫn các địa phương xây dựng mô hình theo vùng sản xuất tập trung và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hướng dẫn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vĩnh Bảo cũng đề nghị được triển khai mô hình trình diễn giống lúa mới JO2 trong vụ xuân năm 2017 và liên kết với cácdoanh nghiệp để bao tiêu đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân cũng như đưa nhanh các gói tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Giống lúa JO2 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; đẻ nhánh khỏe, tập trung; cứng cây, chống đổ tốt, thân lá xanh vàng, bộ lá đòng đẹp, dáng lá đứng, cứng, dày, thời gian sinh trưởng ngắn (112 ngày) không chỉ phù hợp với vụ xuân (thời vụ thuận lợi nhất, năng suất và chất lượng đạt cao nhất) mà còn có thể cơ cấu sản xuất trong vụ mùa.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm