| Hotline: 0983.970.780

'Dì hai' tất bật vụ mùa

Thứ Ba 13/12/2016 , 09:30 (GMT+7)

“Dì hai” tuy chính hiệu gốc Nhật mà lại hay lam, hay làm, tuy con nhà quyền quý cao sang mà không hề đài các. Vụ xuân cũng như vụ mùa, đất xấu cũng như đất tốt, ruộng thấp cũng như ruộng cao “dì hai” đều không nề hà, ca thán...

Với nguồn gốc xứ lạnh, mọi năm “dì hai” (giống lúa Nhật J02) không mạo hiểm trồng ở vụ mùa vì thời gian sinh trưởng hơi dài, khi các giống lúa ngắn ngày thu hoạch hết, còn trơ lại trên đồng dễ làm mồi cho đủ thứ dịch bệnh tấn công…

10-26-03_jo2-o-li-chu
Lúa tốt ngập trên cánh đồng vốn hay bị bạc lá nặng
 

Nhưng bởi thị trường khắp nơi đã mê gạo của “dì hai” quá nên yêu cầu đặt ra là phải luôn luôn có gạo tươi, gạo mới sao cho đáp ứng được những khách hàng khó tính nhất, Cty Cổ phần Giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam đành mạnh dạn thử nghiệm trồng ở vụ mùa. Thử nghiệm này trải rộng ở nhiều tỉnh, nhiều vùng sinh thái, từ miền núi có Lai Châu, Hòa Bình, miền trung du có Phú Thọ, miền đồng bằng, duyên hải có Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng.

Ở Lai Châu “dì hai” được trình diễn trên cánh đồng của Than Uyên - một trong những huyện có diện tích gieo cấy lớn nhất tỉnh với trên 4.000ha cả hai vụ. Từ lúc gieo mạ, lúc cấy đến khi trổ đòng giống phát triển bình thường như mọi giống khác, chỉ đến khi thu hoạch thì mới thực sự khác biệt. Những ruộng lúa mênh mông bao quanh mô hình bị cháy vì bạc lá, cảm tưởng chỉ sơ sảy một que diêm, một điếu thuốc là mọi thứ làm mồi cho lửa.

Thế mà không ngờ 3ha lúa của “dì hai” ở giữa vẫn cứ xanh ngằn ngặt, uốn câu trĩu trịt hạt. Lãnh đạo huyện dẫn chị Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Cty CP Giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam ra ruộng xem rồi cười khà khà: “Chỗ này chịu được thì chỗ nào cũng được bởi hàng năm ở đây nấm hoa cúc rất nhiều, bệnh bạc lá cũng rất nặng”.

Do điều kiện ruộng bậc thang nên trong quá trình làm đất bà con chưa bón lót phân như khuyến cáo. Tuy nhiên, “dì hai” vẫn đẻ khỏe, đẻ sòn sòn, khóm gọn hơn hẳn giống đối chứng. Chuyện trỗ bông cũng rất thoát và tập trung. Gần đến ngày thu hoạch mà bộ lá của “dì” vẫn xanh, kiểu hình thân lá gọn, đứng lá nên hạn chế sâu bệnh gây hại, đặc biệt là hạn chế bệnh bạc lá ở vụ mùa. Có ruộng gần như không phải phun thuốc còn phần đa chỉ cần xử lý thuốc một lần duy nhất.

Năng suất là mục tiêu quan trọng mà các nhà khoa học khi nghiên cứu chọn lọc ra các giống lúa. Qua thực tế cho thấy giống lúa của “dì hai” trên đất Than Uyên đạt 63,3 tạ/ha, hơn hẳn đối chứng chỉ đạt 54 tạ/ha. Điều đặc biệt cần quan tâm là hiệu quả kinh tế, lợi nhuận ròng trên 1 ha của “dì hai” đạt 25,4 triệu còn giống đối chứng chỉ đạt 13,1 triệu, chênh lệch tới hơn 12 triệu đồng. Tại sao năng suất không chênh lệch nhiều mà lợi nhuận lại chênh lệch quá lớn đến như vậy?

10-26-03_jo2-o-li-chu-1
Ruộng J02 bên phải khác hẳn đối chứng
 

Chính vì bởi bản chất của hạt gạo “dì hai” là gốc Nhật, hơn nữa nó là một trong những giống tốt nhất của dòng Japonica đang có ở Việt Nam. Bởi thế hạt gạo không những no tròn, đẹp mắt như con nhộng thu nhỏ mà khi nấu lên mùi cơm cũng khác hẳn. Thơm nhè nhẹ, thơm dịu dàng. Vị của “dì hai” này thì khỏi chê. Đã ăn quen thì tất các loại gạo khác đều trở nên nhạt nhẽo. Bởi thế mà Cty của chị Tâm đặt giá thu mua khoảng 11.000đ/kg cũng không mấy khi có hàng, bà con giữ lại để ăn, để biếu, để bán cho hàng xóm, láng giềng hết.

Thực tế ở vùng Than Uyên đã khẳng định “dì hai” tuy chính hiệu gốc Nhật mà lại hay lam, hay làm, tuy con nhà quyền quý cao sang mà không hề đài các. Vụ xuân cũng như vụ mùa, đất xấu cũng như đất tốt, ruộng thấp cũng như ruộng cao “dì hai” đều không nề hà, ca thán mà vẫn giữ phẩm chất cao quý như một phụ nữ Nhật hi sinh hết mình cho gia đình, phục vụ tận tình, nhất là ở những nơi đã hình thành được các cánh đồng mẫu lớn.

Nhờ vào cái nền tảng vững bền này mà Cty Cổ phần Giống - vật tư Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam sẽ xây dựng thương hiệu gạo Việt ở nhiều địa phương để có nguồn gạo chất lượng phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Trong một hướng đi dài hơi, Cty còn liên kết hợp tác với một đối tác lớn ở Nhật Bản. Các nhà khoa học của Nhật Bản hiện đã sang khảo sát về đất, nước, tiểu khí hậu và khẳng định rằng ở phía Bắc Việt Nam có nhiều tỉnh điều kiện tự nhiên gần như tương đồng với một số tỉnh của Nhật, hoàn toàn thích hợp để sản xuất giống lúa hạt tròn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm