| Hotline: 0983.970.780

Đi tìm bóng dáng các tập đoàn kinh tế ở ĐBSCL

Thứ Ba 04/11/2008 , 09:18 (GMT+7)

ĐBSCL có số lượng doanh nghiệp (DN) chiếm khoảng 13% tổng số DN cả nước. Vì quy mô vốn nhỏ nên hoạt động của DN thường nhỏ lẻ, manh mún.

Thiếu vốn, các DN thủy sản tại ĐBSCL thường phản kháng yếu ớt trước biến động thị trường

ĐBSCL có số lượng doanh nghiệp (DN) chiếm khoảng 13% tổng số DN cả nước, tổng vốn đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng nhưng có đến 95% DN khu vực quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Vì quy mô vốn nhỏ nên hoạt động của DN thường nhỏ lẻ, manh mún.

ĐBSCL chiếm 90% sản lượng gạo, 70% hàng nông sản và 52% hàng thủy sản XK nhưng cả khu vực rộng lớn này vẫn chưa có một tập đoàn kinh tế mạnh. Không chỉ nhỏ bé về quy mô vốn, các DN khu vực còn chưa tạo được mối liên kết và chưa hiểu biết sâu về cạnh tranh quốc tế. Để minh chứng cho sự "thấp bé nhẹ cân" của DN tại ĐBSCL, ông Huỳnh Quang Đấu – GĐ Cty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Atesco), vốn là DN XK nông sản tốp đầu tại ĐBSCL đưa ra ví dụ về chính Cty mình: Hiện mỗi năm Atesco XK khoảng 5.000 tấn bắp non sang Thái Lan được đối tác hết sức ưa chuộng và đề nghị Atesco nâng lên 10.000 tấn/năm nhưng Cty vẫn không dám ký hợp đồng vì sợ không làm nổi. Nếu ĐBSCL có được một tập đoàn chế biến nông sản mạnh thì đã không bỏ lỡ cơ hội này. 

Các DN ở ĐBSCL chủ yếu SXKD và XK hàng nông nghiệp, thủy sản hoạt động nhờ “bầu sữa” ngân hàng. Trong bối cảnh nguồn vốn khan hiếm, các ngân hàng đã xiết chặt việc cho vay nên đẩy các DN vào thế bị động. Có thời điểm, gần như 100% DN XK hàng nông- thủy sản ở ĐBSCL kêu thiếu vốn. Trong cơn bão giá nguyên liệu từ đầu năm, không ít DN phải “cắn răng” duy trì hoạt động trong thế bấp bênh để chờ cứu viện từ ngân hàng. Điển hình cho “sức đề kháng” yếu ớt là vào thời điểm giữa năm, một loạt DN XK thủy sản vốn ít, hàng bán trả chậm nên hiện nay gần như không còn một đồng vốn dự trữ nào. Nay ngân hàng thắt chặt cho vay thì hết sạch tiền thu mua tôm cá nguyên liệu. DN phải xoay xở “giật gấu vá vai”, không ít DN mua nợ cá người dân, nợ lương công nhân, giảm tiền cơm trưa...khiến đình công xảy ra ở nhiều nơi.

Liên kết là hướng đi duy nhất để giúp các DN tại ĐBSCL vươn lên lớn mạnh. Tuy nhiên, nhận thức về liên kết vẫn chưa đạt đúng chuẩn mực. Việc thành lập các tập đoàn kinh tế là hướng đi đúng của các DN tại ĐBSCL, tuy nhiên đó là một lộ trình phát triển lâu dài không phải đơn giản chỉ là phép cộng lại của những yếu kém. Đặc biệt, ý tưởng liên kết vẫn chưa xuất hiện trong chính tư duy của các DN.

Theo đánh giá của VCCI Cần Thơ, thiếu vốn, thiếu đầu tư công nghệ, tiếp cận kỹ thuật hạn chế, nên lợi nhuận của DN khu vực ĐBSCL thấp hơn hẳn so mức chung cả nước. Ở ĐBSCL doanh thu mỗi DN trung bình chỉ đạt 13 tỉ đồng/năm, trong khi cả nước là 19 tỉ đồng. Có thể nói, DN ĐBSCL đang ở ngưỡng thấp của chuỗi giá trị thương mại toàn cầu. Bà Phan Thị Thúy Truyển – GĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư An Giang ví von: Bản tính của người dân ĐBSCL phóng khoáng, và cách sống này đã ăn sâu vào tiềm thức con người vùng sông nước được họ "bê" luôn cả vào trong kinh doanh. Khi làm ăn với nhau DN dựa trên tình cảm là nhiều chứ ít khi quan tâm đến yếu tố pháp lý. Bên cạnh đó, việc làm ăn nhỏ lẻ khiến ý thức về đầu tư thương hiệu hoặc nâng tầm DN rất yếu.

Theo bà Truyển, trong bối cảnh các DN như thế, nhiều người sốt sắng muốn thành lập ngay các tập đoàn kinh tế cho vùng ĐBSCL lúc này là không ổn. Bà cho rằng, nên tập hợp lực lượng sản xuất, tập hợp những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ này thành hệ thống. Trong đó, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề sẽ là cầu nối để liên kết DN lại với nhau cùng hỗ trợ nhau phát triển. Ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân APEC cũng đồng ý, với điều kiện của ĐBSCL hiện nay, tốt nhất nên làm từng bước. Đầu tiên là thành lập những Cty nhỏ sau đó liên kết, sáp nhập thành tập đoàn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các DN của ĐBSCL phải không ngừng học hỏi và phải có khát vọng vươn lên.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm