| Hotline: 0983.970.780

Đi tìm vị thế cho… khoai lang

Thứ Ba 13/04/2010 , 15:15 (GMT+7)

Khoai lang được trồng ở hơn 100 quốc gia. Nó được xếp hạng là một trong 10 cây lương thực hàng đầu của thế giới. Trong tương lai, khoai lang có thể thay thế sắn làm nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến tinh bột hay làm thực phẩm ăn nhẹ, đồ uống có cồn, phẩm màu thực phẩm tự nhiên.

Khoai lang được trồng ở hơn 100 quốc gia. Nó được xếp hạng là một trong 10 cây lương thực hàng đầu của thế giới. Củ, thân lá vừa là thực phẩm cho người, gia súc và công nghiệp chế biến.

Thiếu giống tốt, kỹ thuật trồng trọt phù hợp cộng với không có công nghệ chế biến khoai lang để nâng cao giá trị sản phẩm đồng nghĩa với việc cây lương thực khá phổ biến này vẫn là đứa “con ghẻ” của ngành trồng trọt ở ta. Nó ít được quan tâm bởi lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành lại càng ít. Với nông dân, nhiều khi chỉ lúc nào không biết trồng cây gì, không có cây gì kịp thời vụ họ mới chịu trồng khoai lang. Chất lượng, năng suất và lợi nhuận kinh tế của cây khoai lang vì thế không xứng với tiềm năng của nó.  

Niềm vui được mùa

Chuyến tham quan, học tập sản xuất khoai lang tại Viện Lai tạo giống cây trồng, trường Đại học Sydney, thành phố Queensland, Úc mới đây đã khiến cho các nhà nông học của ta “ngã ngửa” bởi bất ngờ. Đây là địa phương sản xuất khoai lang chiếm khoảng 90% sản lượng khoai lang của Úc. Năng suất khoai lang đã tăng gấp đôi những năm gần đây, đạt tới 50 tấn/ha - gấp 5 lần ở VN bởi việc sử dụng các nguyên liệu trồng sạch bệnh được xem là nguyên nhân chính. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng khoai của họ không hề thua kém bất kỳ cây trồng nào khác nhờ những kỹ thuật thực hành đồng ruộng, quản lý đất, nước, thu hoạch, rửa và đóng gói đến chuỗi cung ứng từ sản xuất tới thị trường quá hoàn hảo…

Theo TS Trương Công Tuyện - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm: kết quả Dự án đánh giá và chọn lọc một số giống khoai lang mới tại các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá và Quảng Trị trong 2 năm 2008-2009 giữa Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cùng trường Đại học Sydney Úc cho thấy trong khoảng trên chục giống gồm cả khoai lang địa phương, khoai Hoàng Long… có 3 giống luôn cho năng suất trội hơn là VC 68-2 đạt 13,7 tấn/ha, giống VC 04-24 đạt 14,9 tấn/ha và giống VC 02-193 đạt 13,6 tấn/ha. Về chất lượng giống VC 68-2 tỏ ra ưu việt hơn tất cả. Đi theo một hướng khác VC 04-24 và VC 02-193 là giống có tiềm năng năng suất cao. Vì chất đất lẫn tiểu vùng khí hậu phù hợp nên tại điểm Vĩnh Linh, Quảng Trị những giống khoai lang cho năng suất khá cao là KB 1 cho 23,3 tấn, TM1 cho 23,6 tấn, VC 04-24 cho 23,3 tấn/ha, VC 68-2 cho 21,5 tấn/ha vượt rất xa so với đối chứng là các giống khoai địa phương đã quá phổ biến.

Thời vụ trồng khoai vụ xuân từ 15/1 đến 15/2, vụ đông từ 15/9 đến 5/10. Đất thích hợp nhất với khoai lang là đất thịt nhẹ, màu mỡ, tơi xốp và chủ động tưới tiêu, hướng lên luống đông-tây hoặc đông bắc-tây nam, độ rộng 1-1,2m, cao 30-35cm, riêng vụ xuân có thể làm luống to hơn, cao hơn nhằm thoát nước kịp thời khi gặp mưa. Phương pháp tốt nhất trong việc để giống là gơ bằng củ để tăng độ trẻ sinh lý của dây giống và hạn chế sâu bệnh. Nếu chọn dây giống, phải chọn những đoạn dây bánh tẻ có chiều dài 30-40cm, mỗi đoạn có 7-10 đốt mắt.

Trong tương lai, khoai lang có thể thay thế sắn làm nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến tinh bột hay làm thực phẩm ăn nhẹ, đồ uống có cồn, phẩm màu thực phẩm tự nhiên.

Để kích thích thân khoai lang ra nhiều nhánh sớm và không cho thân chính mọc dài quá, việc bấm ngọn nhằm điều hoà sinh trưởng, tăng khả năng quang hợp và kích thích quá trình hình thành củ là cần thiết. Các giống khoai lang ngắn ngày nên bấm ngọn vào thời điểm 30-40 ngày sau trồng. Các giống khoai lang dài ngày nên bấm ngọn vào thời điểm 40-45 ngày sau trồng. Đây là thời kỳ kết hợp với xới xáo luống và bón thúc. Để hạn chế không cho rễ phụ trên thân phát triển, việc nhấc dây lên rồi đặt xuống cũng rất quan trọng nhưng nhiều nông dân thường bỏ qua. Mục đích của nhấc dây hợp lý nhằm dồn các chất dinh dưỡng ở trên thân được tập trung vào củ gốc phát triển.

Đặc biệt người dân nên chú ý không được lật ngược dây hoặc làm xáo trộn kết cấu của các tầng lá sẽ làm giảm khả năng quang hợp. Thủ thuật này thường được tiến hành cùng lúc với làm cỏ và chỉ cần thực hiện 2 lần vào thời kỳ 30-45 ngày và 60-75 ngày sau trồng. Sau khi trồng được 50-55 ngày, có thể tỉa một phần thân lá làm thức ăn cho gia súc. Cứ 10 ngày tỉa lại một lần, việc tỉa này không làm ảnh hưởng nhiều đến đến năng suất củ.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.