| Hotline: 0983.970.780

Dị ứng và cách chữa trị

Thứ Ba 02/07/2013 , 10:19 (GMT+7)

Dạo này cháu hay bị ngứa ngoài da mà cứ gãi là lại bị nổi đỏ lên như bị dị ứng. Có phải cháu bị dị ứng nước không? Nếu bi dị ứng nước thì chữa bằng cách nào?

* Dạo này cháu hay bị ngứa ngoài da mà cứ gãi là lại bị nổi đỏ lên như bị dị ứng. Có phải cháu bị dị ứng nước không? Nếu bi dị ứng nước thì chữa bằng cách nào?

Nguyễn Mạnh Dũng, Đông Hưng, Thái Bình

Chắc là bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó (khoa học gọi là dị ứng nguyên) có trong nước bẩn. Bạn cần tìm cách đánh phèn để dùng nước trong. Hứng nước mưa hoặc tìm các nguồn nước khác thay thế. Khi bị dị ứng nên áp dụng một trong các biện pháp sau đây:

Có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui. Có thể pha chanh với một cốc nước ấm cùng một chút mật ong vào trong nước chanh, uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nước hoa quả cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, người bị di ứng nên uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Uống thường xuyên cũng sẽ rất tốt.

* Xin hỏi: Tại sao chiếc kim bỏ vào nước lại chìm còn tàu sắt to và nặng như thế lại nổi?

Vũ Thu Hồng, Nghi Lộc, Nghệ An

Các tàu lớn hiện nay đều chế tạo bằng thép, thép nặng hơn nước hơn 7 lần, những hàng hóa mà tàu chuyên chở như lương thực, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng... cũng đều nặng hơn nước nhiều, vì sao con tàu chở những vật nặng như vậy lại có thể nổi được trên mặt nước? Để thuyết minh vấn đề này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm: Thả một tấm thép vào trong nước, nó lập tức chìm ngay; nhưng nếu đem tấm thép đó làm thành một cái hộp, trọng lượng không thay đổi gì nhưng cái hộp thép đó có thể nổi trên mặt nước; không chỉ thế, trên hộp này nếu để thêm một số đồ vật thì nó chỉ chìm xuống một chút chứ vẫn nổi trên mặt nước. Đó là vì mặt đáy hộp đã chịu áp lực của nước, loại áp lực này có sức đẩy lên theo hướng thẳng đứng, chỉ cần sức đẩy lớn hơn trọng lượng vỏ thép là có thể giữ được hộp thép không thể chìm... 

Thể tích hộp sắt lớn hơn tấm sắt rất nhiều, nên trọng lượng nước bị choán chỗ cũng lớn hơn rất nhiều, vì thế sức đẩy có được cũng rất lớn cho nên dù có thể thêm đồ vật, hộp vẫn nổi trên mặt nước. Nguyên tắc tàu thuyền lớn có thể nổi trên mặt nước cũng là như vậy.

Định luật nổi chìm của vật thể là do bác học Acsimet người Hy Lạp phát hiện ra từ hơn 2000 năm trước, ông đã nói một cách chuẩn xác: “Độ lớn của sức đẩy tác dụng vào vật thể trong nước bằng trọng lượng nước mà vật thể đó đã choán chỗ”. Tàu càng lớn mớn nước càng sâu có nghĩa là trọng lượng nước mà tàu choán chỗ càng lớn, sức đẩy mà tàu thu được cũng càng lớn, đương nhiên cũng càng chở được nhiều hàng hoá hơn. Cách đây ít năm đã xuất hiện rất nhiều thuyền nhỏ làm bằng xi măng lưới thép. Những chiếc thuyền này xem ra rất nặng hình như chẳng chở nổi cái gì. Nhưng thực ra khi chở đầy bùn sông và trong khoang còn chứa nước nữa nó vẫn nổi. Vì sao nó lại có được sức đẩy lớn như vậy? Thì ra ở hai loại thuyền này đều có một hầm kín không chứa gì nên đã cung cấp đủ sức đẩy cho thuyền.

* Hiện nay ở mí mắt dưới của tôi nổi rất nhiều các mụn màu trắng và nó có hiện tượng loang rộng dần, nó cũng không hề gây đau. Nhưng tôi cảm thấy rất mất tự tin khi giao tiếp. Vậy GS có thể cho tôi biết đó là bệnh gì và nguyên nhân của bệnh này là  do đâu?

Hoàng Thị Khiêm, Đức Trọng, Lâm Đồng

Dưới mí mắt có nổi một số mụn, sần, không có nhân, đó là biểu hiện của bệnh u tuyến mồ hôi (syringoma). Đây là tình trạng u lành tính của các tuyến mồ hôi nước quanh mắt. Bệnh thường gặp ở nữ. Tổn thương là các mụn cứng đường kính 1- 3 mm, thường rất nhiều ở mí dưới. Điều trị vì lý do thẩm mỹ, có thể bằng đốt điện, laser CO2, phẫu thuật, bào da...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.