| Hotline: 0983.970.780

Đi vào vùng… voi dữ

Thứ Tư 14/04/2010 , 10:09 (GMT+7)

Từ nhiều năm qua, nhiều nông dân sống ở khu vực xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thỉnh thoảng lại “hồn xiêu phách lạc” vì đang đêm đang hôm bất ngờ xuất hiện ông voi lừng lững nặng khoảng 6 tấn về kéo sập nhà cửa hoặc phá nát hoa màu. “Ông” voi thường về đến nỗi người dân nhớ như in chỉ có một ngà, một chân bị dị tật…

Từ nhiều năm qua, nhiều nông dân sống ở khu vực xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thỉnh thoảng lại “hồn xiêu phách lạc” vì đang đêm đang hôm bất ngờ xuất hiện ông voi lừng lững nặng khoảng 6 tấn về kéo sập nhà cửa hoặc phá nát hoa màu. “Ông” voi thường về đến nỗi người dân nhớ như in chỉ có một ngà, một chân bị dị tật…

Từ TPHCM chúng tôi xuôi theo QL1A, tới ngã ba Dầu Dây bám theo QL20 đi khoảng 90km thì đến xã Gia Canh nơi “ông” vẫn thường về. Gặp chúng tôi, nông dân Trần Văn Hổ cho biết: "Chúng tôi sống ở đây bất an lắm, “ông” về lúc nào ai đâu đoán được nhưng thường ông hay về ban đêm. Ông đi cách xa hàng trăm mét người dân chúng tôi đã nghe tiếng rầm rầm, hơi thở phì phò, hai con mắt to như ống bơ xanh lẹt. Đêm hôm mà nghe những âm thanh đó thì rợn lắm. Mỗi lần thấy vậy là cả làng bỏ chạy tán loạn". 

Khu dân cư ấp 5, xã Gia Canh thường xuyên bị “ông” về quậy tưng bừng

Anh Hạnh- Trưởng phân trường 5, BQL Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) cho biết con voi hay về là con cuối cùng còn sót lại của đàn voi đã được đưa từ rừng Tánh Linh, Bình Thuận xuống. Địa bàn di chuyển, hoạt động của voi rất rộng, trải dài khắp ba nông trường mía của Cty Mía đường La Ngà, khu vực rừng nguyên sinh thuộc Lâm trường Tân Phú. Chưa có con số thống kê nhưng một tháng “ông” voi về vài lần, mỗi lần voi thường “ngứa ngà” kéo đổ nhiều cây điều hàng chục năm tuổi. Còn ngô, lúa, mía…thì ông xơi không biết bao nhiêu mà kể. Đấy là chưa kể nơi “ông” cao hứng lăn lộn thì cả hécta hoa màu đi tong.

“Tôi đang ngủ thì nghe tiếng chó sủa dữ dội kèm theo tiếng hú, tiếng thở, tiếng dậm chân thình thịch y như có động đất, tôi biết ngay là “ông” về. Tôi la lớn kêu mọi người trong nhà bỏ chạy đồng thời lấy xoong nồi đốt lửa để xua đuổi “ông” nhưng không ăn thua. Bí quá, mọi người vứt cả lửa và xoong nồi bỏ chạy. Sáng hôm sau trở về thì căn bếp bị voi kéo đổ hoàn toàn, gạo, muối bị voi ăn hết trơn. Một phần bên hông căn nhà trước bị phá sập, đồ đạc, bàn ghế trong nhà hư hỏng nặng. Đây là lần thứ ba “ổng” về thăm gia đình tôi đấy” - ông Cao Đức Lợi (ấp 5, xã Gia Canh, huyện Định Quán) cho biết. Chưa hết, sau khi quậy xong, con voi tiếp tục phá liên tiếp nhiều chòi canh, quật ngã mấy bụi chuối và bẻ gãy nhiều nhánh điều kêu răng rắc, đạp nát nhiều dãy ngô rồi mới bỏ đi. 

Những bãi phân voi đầy rẫy khu vực Gia Canh

Theo người dân, trước đây đàn voi ở Gia Canh có khoảng chục con, khi chưa được di dời đã phá hủy nhiều nhà dân và sát hại 6 mạng người, trong đó có một chuyên gia nước ngoài. Từ văn phòng Nông trường 1, Cty CP Mía đường La Ngà, Phó Giám đốc kỹ thuật Lương Văn Nam dẫn chúng tôi đi khoảng 2 cây số đến khu vực trồng mía ven rừng. Tại đây có rất nhiều lá mía voi vừa ăn đêm trước bỏ lại xác xơ. Chỉ vào những hố lún có đường kính khoảng 50cm, và những đống phân voi như cái thúng rải rác khắp nơi anh Nam bảo đó là dấu vết còn lại của “ông”.

“Mía của tôi tốt là nhờ phân voi đấy chú ạ, mấy chú thấy đấy, quá trời luôn. Nhưng mà mấy đám mía này gần ngay bìa rừng nên tháng nào cũng bị voi về phá vài lần, thiệt hại không tính xuể” - chị Liên, công nhân trồng mía Nông trường 1 nói như mếu. 

Những dấu chân voi tuần tiễu về phá làng phá xóm

Liên tục thời gian qua, con voi độc ngà đã về phá hại ruộng lúa đồng thời quật chết con trâu 4 tạ của ông Bùi Hồng Tiên ở ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu. Cách đó không lâu cũng chính con voi độc ngà cùng một số con khác rủ nhau về đi dạo trên đường nhựa ngay trước trụ sở UBND xã Phú Lý, gây hoang mang cho người dân địa phương. Không những thế, ngay Tết Nguyên đán vừa rồi, người dân xã Gia Canh và Phú Lý đã mất Tết vì liên tục bị voi về…khai xuân.

Voi rừng xuất hiện ở khu vực xã Gia Canh từ nhiều năm nay, số lần xuất hiện ngày một nhiều, hậu quả để lại thì quá lớn… Theo ông Phan Thế Hán - PGĐ Nông trường 1 La Ngà thì nguyên nhân “đơn giản là trong rừng không có gì cho nó ăn nên nó phải mò ra ngoài”. Giải pháp thì nhiều nhưng hầu hết chẳng mang lại hiệu quả gì. Voi vẫn về như thường. Một số chuyên gia đưa ra “hàng rào điện tử” nhưng xem ra quá viển vông vì tốn kém đến nỗi chỉ Tây mới áp dụng được. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng voi thiếu muối nên mò về tìm muối ăn nên đề xuất dùng những tảng muối đã nén chặt đựng trong túi nilon treo rải rác dọc đường voi đi. Có muối rồi voi sẽ không ra ngoài khu vực dân cư hay cây trồng để phá nữa...

Tuy nhiên, vấn đề không hề đơn giản vì con voi này đã già, đã quen vào "thăm hỏi" nhà dân và trên hết là mọi việc liên quan đến voi phải có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. “Những hộ dân bị voi về phá phách rất bức xúc nhưng không biết phải làm sao, gặp voi là họ bỏ chạy giao phó toàn bộ nhà cửa cho “ông” muốn làm gì thì làm chứ đâu dám lại gần” – lão nông Hoàng Văn Phách nói. Năm 2009, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai có 5 con voi rừng bị chết. Cơ quan chức năng điều tra thấy có chất phốtpho trong mẫu vật phẩm là những hạt xoài, trái bắp…lấy từ dạ dày voi chết. Điều này cho thấy, không chỉ con người mà chính voi cũng đang bị đe dọa, bởi bất cứ lúc nào "ông" cũng có thể ăn phải thức ăn chứa chất độc.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm