| Hotline: 0983.970.780

Đi viện, khổ trăm bề

Thứ Sáu 17/05/2013 , 10:35 (GMT+7)

Không có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ bị bệnh và đưa người thân đi khám bệnh. Mệt mỏi, lo lắng và phải chen chân trong dòng người đông đúc.

Không có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ bị bệnh và đưa người thân đi khám bệnh. Mệt mỏi, lo lắng và phải chen chân trong dòng người đông đúc. Người ở tỉnh xa lên thành phố khám bệnh còn khổ hơn gấp bội phần.

Tốn tiền vì "xe cò"

Bước ra khỏi sảnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cái nắng nóng ập đến ngộp thở khiến khoảnh công viên tuy nhỏ nhưng được che mát bởi mấy cây xà cừ, sếu cao vút trở nên quý giá. Bệnh viện cũng rất tâm lý để tại đây khoảng chục ghế đá. Nghiễm nhiên nó trở thành nơi nghỉ chân của bệnh nhân. Ngồi cạnh họ một lúc, nghe câu chuyện của các bệnh nhân, tôi hỏi chuyện bà Năm, người có vẻ mặt tươi tỉnh nhất: “Bác khám xong hết chưa? Chắc đang chờ kết quả xét nghiệm hả bác?”. Bà chỉ sang bà cụ nằm dài trên ghế đá sau lưng, trả lời: "Tui đưa má mình đi khám bệnh. Khám xong rồi, giờ ngồi đây chờ xe tới rước". Thời buổi bây giờ may mà xe tốc hành cũng có dịch vụ này, chứ không thì cực dữ lắm.

Bà Năm kể: “Má tui bị bệnh cả năm nay rồi. Trước cứ than người ươn như cảm mà uống thuốc hoài không dứt, đến lúc sốt và ăn không tiêu, đi bệnh viện huyện, rồi chuyển lên tỉnh, được bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi C. Nghe tới bệnh gan là sợ rồi nên gia đình phải lo đưa bà đi bệnh viện thành phố điều trị cho chắc ăn. Nghe hàng xóm truyền miệng đi khám bệnh ở Trung tâm Medic Hòa Hảo, tôi cũng bắt xe đưa tới đó. Khám và điều trị 3 tháng liên tiếp thấy bệnh không bớt, tiền khám mỗi đợt mấy trăm ngàn, tiền thuốc cũng gần 2 triệu/đợt. Lại có người mách đưa sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Qua đây điều trị cũng được hơn 3 tháng rồi. Tiền thì cũng ngang ngửa nhau nhưng bệnh lui thấy rõ”. Bà Năm thở dài: “Dân quê tụi tui mỗi lần lên thành phố trị bệnh cực khổ dữ lắm! Chỉ biết bệnh viện thành phố thì chắc bác sĩ giỏi hơn, thuốc men đầy đủ hơn, chứ bệnh viện nào chuyên trị bệnh gì thì… bó tay. Giỏi lắm thì cũng chỉ biết không đưa bà vô Từ Dũ là được! (PV: Từ Dũ là bệnh viên chuyên khoa của phụ sản). Mà vô bệnh viện rồi cũng không biết bác sĩ nào giỏi như mấy người thành phố đâu. Bệnh viện phân vô bác sĩ nào thì gửi phận cho bác sĩ đó. Bà già tui gần 90 tuổi rồi, mỗi lần đi là một lần cực. Vậy chứ tui còn may, ông Sáu kia kìa, mới là cực!”. Nói rồi bà chỉ qua ông già ngồi ở ghế đá kế bên.


Màn trời chiếu đất chờ trị bệnh

Ông Sáu cho biết, ông bị nổi lên cục u nhỏ li ti dưới da tay. Khối u to dần và lan lên cổ. Bắt xe tới bệnh viện da liễu, vừa xuống xe thì gặp một ông xe ôm nhiệt tình giới thiệu, nói nhỏ là ra bác sĩ phòng mạch tư trị thuốc tốt, nhanh dứt bệnh. Thấy người ta nhiệt tình, mình tưởng tốt bụng. Lên xe tới nhà bác sĩ, ông xe ôm đòi tới 100 ngàn đồng. Tiền xe ôm còn mắc hơn tiền xe đi từ Bình Phước xuống Sài Gòn. Cắn răng trả tiền. Vậy mà uống tới 3 toa thuốc cũng không bớt bệnh. Sau được bà Năm xui qua BV Bệnh Nhiệt đới, mới biết mình bị nhiễm giun sán. Nào ai ngờ khi biết đúng bệnh, trị đúng thuốc, bệnh lui mà tiền bạc cũng đỡ hẳn.

Cô Hạnh, ngồi gần góp chuyện: “Tui từ Bình Định vô đây khám chữa bệnh. Tiền xe liên tỉnh có hơn trăm ngàn. Vậy mà từ bến xe, mấy ông xe ôm toàn chỉ đi bác sĩ tư, tiền xe ôm chạy lòng vòng khám và xét nghiệm mắc gấp mấy lần tiền xe liên tỉnh. Người thành phố hình như kiếm tiền dễ quá hay sao mà không biết thương dân quê tụi tui. Làm thuê làm mướn đâu có nhiêu tiền, chắt bóp dành dụm cả năm, bị bệnh một cú nội tiền thuốc với tiền xe ôm cũng đủ tái nghèo! Nhà báo viết bài, nhớ nhắc dân tỉnh đi khám bệnh thì vô bệnh viện mà khám, đừng đi bác sĩ tư. Mình nhà quê, biết ai giỏi ai dở đâu, tin vô bệnh viện thôi!”.

Màn trời chiếu đất

Ngày nào cũng vậy, mới sáng sớm bước vào cổng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, đã thấy hàng đoàn người đứng ngồi khắp mọi nơi trong BV, với vẻ mặt không thể nhẫn nại hơn. Một bác bước từ khu vực đăng ký số thứ tự chậm rãi đi ra, tìm một chỗ trống, nhẹ nhàng ngồi xuống. Thấy vẻ muốn bắt chuyện của tôi, bác than: Cố gắng đi sớm lấy số, chưa tới 7 giờ sáng mà số thứ tự đã 575 rồi. Ông ngồi bệnh cạnh thấy vậy góp chuyện: “7 giờ mà sớm cái gì! Tui tới đây từ 5 giờ sáng đã thấy dân các tỉnh họ đến từ 3 - 4 giờ sáng. Bữa nay ngày thường, chứ đầu tuần, nhóm người tái khám nằm đằng kia góp vô, còn đông ác liệt nữa!”.

BS Nguyễn Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, tại đây, bình quân mỗi ngày các phòng khám tiếp hơn 5.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó 1.500 là ngoại trú. Cả bệnh viện chỉ có 1.000 giường. Hầu hết các khoa đều phải “nhét” 3 người/giường” mà vẫn không đủ. Chuyện bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, vỉa hè và cả ngoài công viên là điều… bất khả kháng. Trong lúc chờ dự án BV Ung bướu 2 ở quận Thủ Đức có thể xây dựng vào cuối năm nay thì hơn 200 bác sĩ của bệnh viện đã phải làm việc bắt đầu từ 6 giờ sáng để có thể giải quyết hết cho các bệnh nhân.

Dọc con đường đi của bệnh viện, những tấm chiếu được trải ra, tụ lại thành từng nhóm 4 - 5 manh, trên đó kẻ ngồi, người nằm khoảng chục người với túi xách kè kè một bên. Dường như ở BV Ung bướu, khi đã được xác định mang trong mình căn bệnh nan y, mọi người đều kiên nhẫn chờ được trị bệnh để níu kéo sự sống nên ai cùng rất bình thản, kiên nhẫn, dù đang phải “màn trời chiếu đất” trị bệnh.

Chị Tám Khải, 31 tuổi, ngụ tại Mỏ Cày, Bến Tre cho biết, chị bị bướu ác tính ở cổ, đã là bệnh nhân của BV Ung bướu 2 năm nay. Ban đầu xạ trị, mỗi toa gần 2 triệu đồng, nghỉ 3 tuần lại thực hiện tiếp một toa nữa. Liên tục 8 tháng. Ngưng được 3 tháng chị lại quay lại theo liệu pháp hóa trị liên tục 5 ngày/tuần. Cuối tuần về nhà thăm chồng, thăm con và cũng để lấy thêm tiền đi trị bệnh. Nhà có 5 công dừa. Mặc dù chồng động viên “dừa được giá nên không lo không có tiền vô thuốc”, nhưng nghe con trai 7 tuổi thủ thỉ kể chuyện theo cha đi làm mướn cho bà con kiếm tiền cho mẹ trị bệnh, Tám Khải cũng thắt ruột. Bệnh viện quá tải nhưng nếu có giường chị cũng trải chiếu ngoài vỉa hè để đỡ đồng nào hay đồng nấy.

Không chỉ có chị mà phần lớn bệnh nhân ung bướu ở đây, nếu không phải trong giai đoạn hậu phẫu, thì đều “ra đường” nằm cả... Đã vậy mà không ít người (kể cả bệnh nhân và người nhà) lớ ngớ còn bị móc túi, mất hết tiền. May mà còn có cơm từ thiện chứ không thì "chưa chết bệnh đã chết đói”...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm