| Hotline: 0983.970.780

Địa phương xin hỗ trợ xử lý nợ trước khi giải thể công ty nông lâm nghiệp

Thứ Tư 21/08/2019 , 20:01 (GMT+7)

Các địa phương nêu khó khăn khi chuyển đổi, sắp xếp lại công ty nông, lâm nghiệp và xin hỗ trợ xử lý nợ trước khi giải thể các đơn vị hoạt động kém hiệu quả.

15-00-01_lm_nghiep-1
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm.

Sáng 21/8, Tọa đàm sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp diễn ra ở Bộ NN-PTNT, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn chủ trì cùng sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, hiện nay, có 13/28 công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành giải thể. Các đơn vị này đều trong tình trạng quản trị yếu kém, thua lỗ kéo dài, không quản lý được vườn cây, đất đai dẫn đến tình trạng giá trị tài sản thấp, không có nguồn trả nợ.

Trong đó, nhiều đơn vị còn không có khả năng chi trả cho người lao động và thanh toán các khoản nợ khiến cho quá trình thực hiện giải thể gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được. Các địa phương, đơn vị thực hiện chậm trong quá trình giải thể bao gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng công ty Cà phê Việt Nam...

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là các công ty nông, lâm nghiệp có vốn điều lệ thấp, không được cấp bổ sung và gặp vướng mắc về mặt thủ tục để tiếp cận vốn tín dụng. Bên cạnh đó, các địa phương chưa xử lý dứt điểm các tồn tại tài chính cũng gây ra chậm trễ cho quá trình giải thể.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UNBD tỉnh Yên Bái cho rằng: “Liên quan vấn đề giải thể các công ty nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các lâm trường, Yên Bái kiến nghị bổ sung thêm hình thức phá sản các đơn vị làm ăn thua lỗ”.

Phương án phá sản này cũng được xem như một giải pháp xử lý vướng mắc còn tồn tại trong quá trình chuyển đổi, được nhắc đến trong báo cáo của Bộ NN-PTNT.

Ngoài ra, ông Duy cũng đề cập, nếu không cho phép phá sản thì các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ, xử lý nợ cho các đơn vị thì mới giải thể được.

“Một vấn đề nữa là sau giải thể, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể để xử lý đất của các nông lâm trường”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị thêm.

15-00-01_lm_nghiep-2
Thứ trưởng Hà Công Tuấn phát biểu tại tọa đàm.

Sau khi nghe các địa phương, doanh nghiệp trình bày về hiện trạng và các kiến nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra một số ý kiến. Trong đó, về vấn đề giải thể, ông cho rằng: “Chúng ta cần nghiên cứu trường hợp các công ty, nông lâm trường thuộc diện giải thể khi hiện nay tỷ lệ thực hiện được còn thấp. Như một số địa phương kiến nghị, phải nghiên cứu thêm hình thức phá sản khi các đơn vị không thể giải thể được”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong trường hợp không thể thực hiện được hình thức phá sản, cần có cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ các đơn vị này giải thể. Ngoài ra, cũng có thể sáp nhập đơn vị làm ăn yếu kém vào các nông lâm trường đang hoạt động tốt nếu không thực hiện được cả giải thể hay phá sản.

Ngoài các đơn vị nằm trong diện giải thể, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các công ty thuộc các mô hình còn lại đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tính đến 30/6/2019, cả nước có 160 công ty nông lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Bên cạnh đó, có 69 công ty đang thực hiện quá trình chuyển đổi, dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

Tuy nhiên, vẫn còn 27 công ty vẫn chưa thực hiện được sắp xếp, đổi mới, chiếm 10,54% tổng số đơn vị cần chuyển đổi theo phê duyệt của chính phủ.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nghệ An thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai

Đã thành thông lệ, thiên tai thường xuyên rình rập và đe dọa Nghệ An bất kỳ lúc nào. Riêng năm 2023, tỉnh này thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.