| Hotline: 0983.970.780

Dịch bùng lên sau lũ

Thứ Tư 17/11/2010 , 11:02 (GMT+7)

Tại miền Trung hiện nay điều mà người dân lo ngại nhất là những dịch bệnh xuất hiện sau lũ...

Tại miền Trung hiện nay điều mà người dân lo ngại nhất là những dịch bệnh xuất hiện sau lũ. Trao đổi với PV ngày hôm qua (16/11), TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết, lo ngại nhất ngành y tế hiện nay là dịch SXH sẽ ở đỉnh điểm ngay khi lũ lụt kết thúc.

Đến thời điểm này, nhiều người dân các tỉnh miền Trung vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng của cơ quan chức năng về loại virus gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) có tên Chikungunya. Theo TS Hiển thì Viện vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, nghiên cứu nhưng chưa có kết luận chính thức. Song nhìn bề ngoài chúng vẫn là loài muỗi vằn. Chikungunya không phải là loại virus mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện bởi chúng đã có ở Thái Lan, Singapore nhiều năm trước.

Thưa ông, virus mới này có nguy hiểm không? Các bệnh nhân khi mắc phải thường có những biểu hiện như thế nào?

Virus Chikungunya không quá nguy hiểm so với virus gây ra bệnh SXH và có nhiều triệu chứng giống với SXH như sẩn đỏ, ho, đau đầu, viêm kết mạc, đau cơ, khớp. Bác sĩ chỉ có thể xác định ra sốt virus Chikungunya khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, khi chưa có kết luận gì chính thức từ ngành y tế thì người dân cũng nên không quá lo lắng, hoang mang. Hãy coi nó như những loài gây SXH cổ điển có type D1, D2…

Nếu dùng những phương pháp đơn giản như uống thuốc hạ sốt, uống gừng để chữa bệnh SXH liệu có được không, thưa ông?

Theo tôi, hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, giờ lại đang bắt đầu bước vào đỉnh cao của mùa dịch SXH nên cách tốt nhất khi thấy có những biểu hiện bệnh như trên người dân nên vào cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh. Nhiều loại bệnh ban đầu thì nhẹ nhưng không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng là điều có thể xảy ra.

Là người gắn bó với việc nghiên cứu các chủng virus gây bệnh nhiều năm, theo ông tại sao số bệnh nhân mắc dịch SXH ngày càng gia tăng?

Đấy là nhận định chủ quan của người dân, chứ theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, số người mắc dịch bệnh SXH vẫn gần giống các năm. Ngoài ra, một người đã mắc SXH vẫn có thể mắc lại và có thể mắc SXH đến bốn lần do bốn type virus (D1, D2, D3 và D4) khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, có đến 95% số bệnh nhân SXH ở lần mắc thứ hai, bệnh cảnh thường rất nặng và dễ gây tử vong hơn lần đầu.

+ Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Bệnh SXH là một trong 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong nhưng thuộc nhóm B trong Luật Phòng chống truyền nhiễm. Vì vậy, sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch. Và chỉ khi tỉnh công bố dịch thì người bị áp dụng các biện pháp cách ly mới được miễn tiền viện phí điều trị. Cũng theo ông Bình, để có thể công bố tỉnh có dịch, thì mức độ dịch phải có những yếu tố sau: số bệnh nhân truyền nhiễm cao, việc điều trị vượt quá khả năng của y tế địa phương, tác nhân gây bệnh mới lạ hoặc đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nặng, khả năng tử vong cao; dịch xảy ra ở nơi vừa xảy ra thiên tai, lũ lụt…

+ Liên quan đến những loài muỗi có thể gây bệnh sốt xuất huyết, ngay từ đợt lũ lụt đầu tiên ở các tỉnh miền Trung, ông Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 170 loài muỗi, trong đó 16 loài thuộc giống Aedes nhưng chỉ có hai loài truyền bệnh SXH là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Qua sàng lọc các bệnh nhân SXH, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cũng đã xác định được 15 bệnh nhân SXH có mẫu xét nghiệm âm tính SXH song lại dương tính với bệnh sốt virus Chikungunya.

Khi trong cơ thể tồn tại song song hai loại kháng thể, có thể xảy ra sự xung đột giữa hai kháng thể, nên gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, bệnh nhân choáng, xuất huyết, trụy tim mạch...

Theo ông, biện pháp phòng chống dịch SXH hiệu quả nhất ngay khi lũ lụt kết thúc là gì?

Đó là những khuyến cáo mà Bộ Y tế nêu nhiều lần rồi. Người dân phải hiểu rằng, muỗi vằn chỉ sống trong nhà, sẽ do chính con người “nuôi”. Muỗi gây bệnh SXH thường hoạt động vào ban ngày, lúc khoảng 5-6 giờ chiều và vào lúc sáng sớm. Lụt lội thế này đã trôi hết trứng, hết muỗi gây bệnh rồi. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát bệnh SXH lại là sau lụt và kèm lẫn các dịch đau mắt đỏ, bệnh tiêu chảy cấp… Vì vậy, ngoài việc ngủ phải mắc màn thì mỗi gia đình phải che đậy kín nơi đựng, chứa nước; thường xuyên làm vệ sinh sạch rác bẩn, các khe kín trong nhà, gầm giường.

Ngoài ra, thuốc khử trùng chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn gây tiêu chảy nhưng không thể diệt được con lăng quăng. Vì vậy, sau lũ, trong mỗi gia đình hạn chế tối đa việc có nhiều thùng, phuy chứa nước bởi đây chính là môi trường thuận lợi nhất cho loài muỗi phát triển.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm